Như đã được nêu trong Onchain Tuần Thứ 34, việc gia tăng stablecoin trên sàn không đến nhiều từ việc các nhà đầu tư bán token đang nắm giữ sang stablecoin và tâm lý lạc quan từ các thợ đào thì tuần này đã chứng kiến sự hồi phục của BTC chạm mức 28.000 USD.
Bitcoin: Net Transfer Volume from/to Exchanges [BTC] – All Exchanges
Tuần này chỉ số Bitcoin: Net Transfer Volume tiếp tục chúng kiến sự áp đảo của lượng BTC rút ra khỏi các sàn giao dịch tập trung. Điều này dẫn đến áp lực bán trên BTC tiếp tục giảm nhẹ.
All Stablecoins(ERC20): Exchange Netflow (Total)
Giống như tuần trước, chỉ số về lượng Stablecoin được đưa lên và rút khỏi sàn cũng có chứng kiến việc stablecoin được liên tục nạp lên sàn. Lượng Stablecoin đưa lên sàn cao nhất tuần qua diễn ra vào ngày 29/8, thời điểm thông tin GrayScale thắng kiện với SEC được đưa ra khiến giá BTC tăng vọt.
All Stablecoins(ERC20): Exchange Supply Ratio – All Exchanges
Lượng Stablecoin được đưa lên sàn nhiều dẫn đến việc có nhiều stablecoin trên sàn, dẫn đến chỉ số Stablecoins Exchange Supply Ratio cho biết tỉ lệ Stablecoin trên sàn so với tổng cung của stablecoin cũng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2022. Tuy nhiên đây không phải điều mình mong chờ vì nếu chỉ số này tăng có khả năng là nhà đầu tư vẫn cầm stablecoin và chưa mua mạnh thời điểm này.
Bitcoin: Accumulation Trend Score
Ta sẽ thấy điều này rõ hơn với chỉ số về điểm xu hướng của các nhà đầu tư hiện tại. Tính đến thời điểm viết bài, chỉ số tuy đã có sự thay đổi rõ rệt từ 0.191 ngày 28/8 lên mức 0.314 ngày 29/8. Tuy nhiên mức này vẫn nằm trong vùng xu hướng xu hướng phân phối/bán ra (Distribution).
Bitcoin: Coinbase Premium Gap
Một chỉ số nữa chứng minh điều này là Coinbase Premium Gap biểu thị sự chênh lệch giữa giá Bitcoin trên Coinbase Pro (cặp USD) và trên Binance (cặp USDT), có thể nói rằng đây là chỉ số về lực mua BTC của thị trường Mỹ. Trong khoảng thời gian trước cú sập gần đây nhất của Bitcoin xuống dưới 25.000 USD, chỉ số này luôn ở mức âm và tiệm cận mức âm ở thời điểm sự kiện FTX diễn ra.
Thời điểm hiện tại sau khi giá BTC hồi phục lên mức 28.000 USD, chỉ số này cũng đã chạm mức dương nhưng là rất bé.
Bitcoin: Net Unrealized Profit/Loss (NUPL)
Nhưng cũng không phải không có sự lạc quan của thị trường, với việc giá BTC có sự hồi phục thì chỉ số chênh lệch giữa Lợi nhuận chưa thực hiện và Lỗ chưa thực hiện đã trở lại với sự Lạc quan – Lo lắng ở mức 0.285 (Màu vàng).
Bitcoin: Miner Net Position Change
Đến với dữ liệu về sự thay đổi trong dự trữ của các thợ đào, chỉ số này đã ở mức dương liên tiếp 39 và chỉ đến khi giá BTC hồi phục thì mới xuất hiện một cột đỏ với volume bé. Liệu đây là động thái bán một phần BTC trong dự trữ hay chỉ là sự luân chuyển tài sản giữa các ví của thợ đào?
Bitcoin: Hash Ribbon
Giống như tuần trước, chỉ số về sức mạnh đào của những thợ đào Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu đi xuống trong 30 ngày gần đây (30D đường màu xanh).
Nhắc lại trong bài Onchain tuần thứ 33, Trong lịch sử của chỉ số này, khi dấu hiệu ở trên xuất hiện thì đều chứng kiến thị trường tăng trưởng sau đó. Duy nhất có 1 lần chỉ số này mang đến tín hiệu sai đó là thời điểm tháng 8/2022 (hậu sự kiện Luna).
Tổng Kết
Với sự hồi phục của Bitcoin, thị trường crypto cùng tâm lý của các nhà đầu tư đã được cải thiện phần nào đó. Tuy nhiên, thời điểm này với thị trường là khá khó đoán khi mà nhà đầu tư vẫn chưa có xu hướng mua mạnh trở lại và có vẻ một phần muốn cầm stablecoin nhiều hơn. Tin tức cũng đang có những tác động rất lớn đến thị trường, vậy nên ta cần xem xét rất kỹ những nhân tố có khả năng biết hoặc dự đoán trước khi tin ra, ví dụ như Whales hay Miner.
Còn mọi người nghĩ thị trường sắp tới sẽ như thế nào? Cùng chia sẻ quan điểm của mình trong Group Telegram của Coinmoi nhé. Hẹn mọi người vào số Onchain thứ 36 để xem các chỉ số biến động như thế nào trong thời gian này.