Trendline là gì?
Xu hướng (trend) là một hướng đi chung của giá cả trên thị trường trong một khung thời gian nhất định. Xu hướng có thể là tăng, giảm hoặc đi ngang và thường được dùng để phân tích trong dài hạn.
Đường xu hướng (trendline) là một đường thẳng được vẽ bởi chính trader dựa trên dữ liệu giá quá khứ, giúp họ nhận định được xu hướng của giá trong tương lai. Trendline có 3 loại: uptrend (xu hướng tăng), downtrend (xu hướng giảm) và sideway (xu hướng đi ngang).
Các loại trendline và cách vẽ
Uptrend (xu hướng tăng): xu hướng tăng là một xu hướng được xác định khi đáy mới cao hơn đáy cũ. Trong xu hướng tăng, đường trendline được vẽ bằng cách nối các đáy lại với nhau sao cho phần lớn các mức giá trong xu hướng đó đều nằm phía trên đường trendline, lúc này trendline đóng vai trò như một đường hỗ trợ.
Downtrend (xu hướng giảm): là một xu hướng được xác định khi có đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ. Đường trendline trong xu hướng giảm được vẽ bằng cách nối các đỉnh lại với nhau sao cho phần lớn các mức giá trong xu hướng đều nằm phía dưới đường trendline, đường trendline lúc này đóng vai trò như một đường kháng cự.
Sideway (xu hướng đi ngang): là một thời kỳ mà không có sự biến động mạnh nào xảy ra cho cả 2 chiều mua và bán, giá biến động trong một khoản xác định, đỉnh mới gần với đỉnh cũ và đáy mới gần với đáy cũ. Đường trendline trong xu hướng đi ngang được vẽ bằng cách nối các đỉnh với nhau, các đáy với nhau.
Cách giao dịch với đường trendline
Giao dịch theo xu hướng của trendline
Nhà đầu tư dựa vào xu hướng hiện tại của giá, vẽ đường trendline và xác định các điểm vào, ra lệnh kết hợp Stop-loss và Take-profit để kiếm được lợi nhuận trên xu hướng đó.
Ví dụ: giao dịch với uptrend (xu hướng tăng): thị trường đang ở xu hướng tăng giá, nhà đầu tư xác định điểm mua vào và chờ đợi giá tăng theo đúng xu hướng đã dự đoán.
- Điểm vào lệnh tại mức giá chạm với trendline
- Stop-loss: tại đáy gần nhất trước điểm vào lệnh
Ví dụ: giao dịch với downtrend (xu hướng giảm): thị trường đang ở xu hướng giảm giá, nhà đầu tư xác định thời điểm thích hợp để đặt lệnh bán và chờ đợi giá tiếp tục giảm theo xu hướng đã dự đoán.
- Điểm vào lệnh: tại các mức giá chạm vào đường trendline
- Stop-loss: tại đỉnh gần nhất với điểm vào lệnh
Ví dụ: giao dịch với xu hướng đi ngang (sideway): thường thì nhà đầu tư ít khi giao dịch với xu hướng này, vì những biến động của giá thường không nhiều. Nếu đặt lệnh trong xu hướng này, thì nhà đầu tư phải vào lệnh bán tại những mức giá tiếp xúc với đường kháng cự và vào lệnh mua tại các mức giá tiếp xúc với đường hỗ trợ. Mục tiêu lợi nhuận là độ biến động giá nằm giữa 2 đường trendline của sideway.
Các lưu ý khi sử dụng đường trendline
Giao dịch với trendline thật ra không quá phức tạp, tuy nhiên, mọi sự phân tích của bạn có đúng hay không thì tất cả đều phụ thuộc vào việc bạn vẽ trendline có chuẩn hay không.
2 đỉnh hoặc 2 đáy là điều kiện cần để có thể vẽ được đường trendline. Tuy nhiên, càng nhiều đỉnh hoặc đáy tiếp xúc với trendline (ít nhất là 3) thì đường trendline của bạn càng chính xác và khả năng năng phá vỡ trendline sẽ thấp.
Lưu ý: trendline đã qua được nhiều đỉnh (downtrend) hoặc đã qua được nhiều đáy (up trend) thì khả năng phá vỡ xu hướng càng cao
Trong một xu hướng tăng, điều kiện tiên quyết để vẽ được đường trendline là đáy sau cao hơn đáy trước, còn đỉnh sau cao hơn hay thấp hơn đỉnh trước cũng không quan trọng. Tương tự, trong một xu hướng giảm, điều kiện để vẽ được đường trendline là đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau cao hay thấp hơn đáy trước không quan trọng
Đường trendline càng dốc thì độ tin cậy càng thấp và khả năng phá vỡ càng cao
Đường trendline có thể không đi qua các râu nến (bóng nến), nhưng khi phân tích trendline, cần phân tích rộng thành một khu vực chứ không đơn thuần là một đường thẳng. Khi các bóng nến vượt qua ngưỡng trendline thì chưa chắc đó là dấu hiệu của một sự phá vỡ đường xu hướng.
Không được ép đường trendline theo mong muốn của bản thân. Phải thật khách quan khi xác định các đỉnh và đáy, có như thế thì việc dự đoán xu hướng của giá mới chính xác
Vẽ trendline trên những khung thời gian W1, D1, H4, H1 và trendline trên các khung thời gian này phải đồng nhất
Trendline không phải là một công cụ cung cấp tín hiệu giao dịch mạnh, chính vì thế, nhà đầu tư nên sử dụng thêm một vài chỉ báo kết hợp để có thể vào lệnh chắc chắn hơn. Một số chỉ báo mà nhà đầu tư có thể sử dụng để kiểm chứng trendline như chỉ báo Volume, MACD, RSI…
Tổng kết
Trên đây là tất cả thông tin về Trend Line mà Coin Mới muốn gửi tới các bạn. Chúc các bạn có những quyết định đầu tư đúng đắn!
Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ tới cộng đồng để mọi người cùng biết tới nhé. Cảm ơn mọi người đã xem bài viết. Chúc mọi người đầu tư thành công!
Đừng quên theo dõi các kênh cộng đồng của Coin Mới để cập nhật tin tức sớm nhất nhé.
Comments are closed.