17 C
Vietnam
Friday, 22 November
HomeDeFiRestaking là gì? Tìm hiểu về xu hướng mới trên Ethereum

Restaking là gì? Tìm hiểu về xu hướng mới trên Ethereum

Date:

Đăng kí theo dõi

- Nhận các bản tin cập nhật thị trường tiền số liên tục

84 / 100

Cộng đồng Ethereum đang ngày càng quan ngại về vấn đề tập trung quyền lực vào một nhóm dự án nhất định trong hệ sinh thái. Điều này được thể hiện qua sự thống trị của một số validators (người xác thực) trong việc xác nhận giao dịch và bảo mật mạng lưới. Và sự ra đời của Restaking, được kỳ vọng là sẽ giải quyết vấn đề này. Vậy restaking là gì và cơ chế hoạt động của nó ra sao mà được quan tâm đến vậy? Cùng Coinmoi tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé.

1. Restaking là gì?

Restaking là một chiến lược đầu tư mới nổi trong lĩnh vực tiền điện tử, đặc biệt là trong hệ sinh thái Ethereum. Theo đó, restaking là quá trình tái đặt cược (stake) hoặc tái sử dụng các token đã được đặt cược để tăng cường bảo mật và tiếp tục nhận lợi nhuận. Ý tưởng này ban đầu được giới thiệu bởi dự án EigenLayer và từ đó đã trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tiền mã hóa.

image 52
Restaking là gì?

Trong restaking, người dùng có thể chọn stake lại các token đã được liquid staking để tham gia vào việc bảo mật và nhận phần thưởng từ các dịch vụ mà middleware cung cấp. Quá trình này giúp tăng lợi nhuận cho người tham gia và đồng thời cũng cung cấp thêm bảo mật và phân quyền cho mạng lưới.

Restaking có thể hiểu đơn giản như việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ phần thưởng nhận được từ việc tham gia stake để đặt cược tiếp vào cùng một hoặc các node khác trên các mạng lưới khác nhau. Tuy nhiên restaking đem lại nhiều lợi ích, xong cũng cần lưu ý đến rủi ro liên quan đến Smart Contract và hành vi gian lận từ phía validator.

2. Cách thức hoạt động của restaking

Restaking là một cơ chế quan trọng trong không gian tiền mã hóa, được sử dụng để tái sử dụng và tăng cường giá trị của các tài sản tiền mã hóa như ETH. Trong trường hợp của EigenLayer, một dự án hàng đầu trong lĩnh vực này, restaking được thực hiện bằng cách tái sử dụng ETH đã được stake để bảo đảm an ninh cho các Dịch vụ Được Xác Thực Hoạt Động (AVS).

Khi người dùng stake ETH lên EigenLayer để restake, số lượng ETH này sẽ được sử dụng để cung cấp bảo mật cho các AVS. Đồng thời, các middleware như Oracle, Layer 2 và Rollups sẽ trả phí dịch vụ cho AVS, phần phí này sẽ được chia cho EigenLayer và restaker.

image 50
Cách thức restaking hoạt động của dự án EigenLayer.

Trong thời gian gần đây, các giao thức restaking đã trở nên rất phổ biến, với giá trị TVL tăng đáng kể. Restaking không chỉ giúp tăng lợi nhuận mà còn cung cấp cơ hội tái sử dụng nguồn vốn đã stake vào cho các hoạt động bảo mật khác, đồng thời tạo ra một hệ sinh thái an toàn và phát triển cho cộng đồng tiền mã hóa.

3. Các phương thức restaking phổ biến

Theo EigenLayer – dự án hàng đầu trong lĩnh vực này – có tổng cộng 4 phương thức restaking:

3.1 Native Restaking

  • Đối tượng: Solo Staker – những người tự vận hành phần cứng & phần mềm hoặc thuê máy chủ trên mây & tự vận hành phần mềm để xác thực cho Ethereum blockchain.
  • Hoạt động: Validator có thể restake số ETH đã stake bằng cách chuyển hướng thông tin rút tiền đến hợp đồng của EigenLayer.
  • Mô hình: Tương tự việc nhận phần thưởng thông qua staking trực tiếp ở Ethereum.

3.2 Restaking LSD

  • Đối tượng: Người dùng Liquid Staking Protocol.
  • Hoạt động: Validator có thể restake số ETH stake liquid token của Lido hay Rocket Pool bằng cách chuyển hướng thông tin rút tiền đến hợp đồng của EigenLayer.
  • Đặc điểm: Cách nhận phần thưởng này có sự liên quan đến hoạt động DeFi.

3.3 Restaking ETH LP

  • Đối tượng: Tham gia thị trường DeFi.
  • Hoạt động: Validator có thể restake số LP token liên kết cặp với ETH.
  • Mô hình: Kiếm phần thưởng trong thị trường DeFi.

3.4 Restaking LSD LP

  • Đối tượng: Tham gia thị trường DeFi.
  • Hoạt động: Validator có thể restake số LP token liên kết cặp với liquid staking (Ví dụ: Curve’s stETH-ETH LP token).
  • Mô hình: Kiếm phần thưởng trên blockchain Layer 1 sau đó đến thị trường DeFi.

4. Ưu và nhược điểm của restaking

4.1. Ưu điểm

Restaking mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả người dùng và mạng lưới blockchain:

  • Mở khóa thanh khoản tài sản LSD Token và LP Token: Restaking cho phép người dùng tận dụng tiếp tài sản LSD hoặc LP Token để stake vào các Validator, từ đó tăng sự linh hoạt cho các tài sản thanh khoản trong thị trường DeFi.
  • Tăng lợi nhuận: Bằng cách stake tài sản trên hai mạng lưới khác nhau, người dùng có thể nhận được lợi nhuận gấp đôi. Ngoài ra, sau khi stake tài sản ở mạng lưới thứ hai, nhà đầu tư vẫn có thể sử dụng tài sản đại diện để mint ra stablecoin và tiếp tục tham gia vào thị trường DeFi để kiếm lợi nhuận khác.
  • Tăng bảo mật cho mạng sử dụng Restaking: Việc chấp nhận nhiều tài sản hơn giúp tăng giá trị của mạng lưới, từ đó làm cho mạng lưới khó bị tấn công hơn và trở thành nơi tin cậy cho các dApp, giao thức và nền tảng khác.
  • Chống bán tháo: Restaking tạo thêm tính ứng dụng cho token gốc, giúp tránh việc bán phá giá và giảm thiểu thiệt hại cho dự án và nhà đầu tư.
  • Tăng bảo mật cho mạng lưới gốc: Lợi nhuận hấp dẫn từ restaking làm tăng động lực cho những người nắm tài sản gốc đi stake. Điều này giúp mạng lưới gốc trở nên bảo mật và phân quyền hơn, đồng thời tăng cường sự tin cậy của nó.

4.2. Nhược điểm

Mặc dù Restaking mang đến nhiều lợi ích, nhưng nhà đầu tư cũng cần lưu ý một số rủi ro tiềm ẩn sau:

  • Rủi ro thất thoát tài sản: Nếu Node có hành vi gian lận hoặc tấn công mạng, tài sản của bạn có thể bị đánh cắp hoặc bị phạt, dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ tài sản vĩnh viễn. Ngoài ra nếu hệ thống gặp lỗi kỹ thuật hoặc bị tấn công, tài sản của người dùng cũng có thể bị đe doạ.
  • Rủi ro Smart Contract: Lỗi trong Smart Contract có thể dẫn đến việc tài sản bị khóa hoặc mất trắng. Ngoài ra, nếu mạng lưới bị tấn công, tài sản của bạn có thể bị đánh cắp hoặc mất mát.
    • Rủi ro bong bóng tài sản: Việc sử dụng các bản Wrap Token hoặc Token mới có thể khiến giá trị tài sản tăng cao ảo, không phản ánh giá trị thực tế. Thêm vào đó, việc thế chấp tài sản đại diện để Mint Stablecoin có thể khiến tài sản gốc dễ bị thanh lý khi giá trị thị trường giảm.
    • Rủi ro hệ sinh thái mới: Thị trường DeFi mới nổi tiềm ẩn nhiều rủi ro lừa đảo, đặc biệt là các dự án kém chất lượng. Giá trị Token có thể biến động mạnh do tính thanh khoản thấp và thiếu thông tin.

        5. Một vài dự án restaking

        5.1 EigenLayer

        • Dự án tiên phong trong lĩnh vực Restaking, thu hút gần như toàn bộ TVL của thị trường Restaking hiện nay.
        • Hỗ trợ đa dạng các mạng lưới và dịch vụ xác thực, bao gồm Ethereum, Solana, Near, Polkadot, v.v.
        • Cộng đồng lớn và phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi các quỹ đầu tư uy tín như Polychain Capital, Coinbase Ventures, v.v.
        image 49
        Dự án restaking hàng đầu EigenLayer

        5.2 Frax Finance

        • Dự án DeFi nổi tiếng với thuật toán điều chỉnh giá trị USDX, tích hợp Restaking vào hệ sinh thái của họ.
        • Cho phép người dùng Stake FXS (token gốc của Frax) để nhận phần thưởng staking và phí giao dịch.
        • Hỗ trợ nhiều mạng lưới như Ethereum, Polygon, Avalanche, v.v.

        5.3 Lido

        • Giao thức Liquid Staking hàng đầu thị trường, hỗ trợ Stake ETH, SOL, DOT, v.v.
        • Tích hợp Restaking vào Lido Staked ETH (stETH), cho phép người dùng Stake stETH để nhận thêm phần thưởng.
        • Hỗ trợ nhiều mạng lưới như Ethereum, Polygon, Solana, v.v.

        6. Tổng kết

        Ra đời vào cuối năm 2022 nhưng hiện tại restaking đang là một trong những trend hot nhất thị trường. Điều này chứng minh rằng, restaking không chỉ là một trend sớm nở chóng tàn mà có thể đóng góp rất nhiều vào hệ sinh thái đang phát triển của Defi.

        Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về restaking, hy vọng rằng bạn đã có được cái nhìn cơ bản nhất về công nghệ này.

        Theo dõi CoinMoi để cập nhật những vấn đề HOT nhất của thị trường crypto nhé!!!

        Tin tức khác

        Bitcoin onchain tuần 47/2024: Làn sóng thanh khoản

        Bitcoin đang liên tục đạt ATH mới, được hỗ...
        Index