Perlin (PERL) là gì?
Công nghệ BLockchain hiện tại đang phải đối mặt với một vấn đề mà họ gọi là Scability Dilemma. Vấn đề này có nghĩa là các dự án Blockchain PoS hiện tại chỉ có thể chọn 1 trong 2: Tốc độ, hoặc là tính bảo mật. Bằng cơ chế mà Perlin gọi là Leaderless PoS, Perlin muốn xóa bỏ tình trạng trên, bằng cách bỏ đi các nút trung gian. Mà thay vào đó, tất cả các nút trên hệ thống đều sẽ góp phần vào quá trình này. Cụm từ “leaderless” trong tên cơ chế của họ có nghĩa là “không có người đứng đầu”
Tóm tắt, Perlin (PERL) là nền tảng hợp đồng thông minh Proof of Stake (PoS) hiệu năng cao và có khả năng mở rộng.
Cơ chế hoạt động của Perlin
Synthetic Asset
- Minting Synthetic Asset (tạo tài sản tổng hợp)
Token sponsor sẽ gửi tài sản thế chấp vào một ví ký quỹ để tạo tài sản tổng hợp được chỉ định bởi hợp đồng thông minh. Tài sản được thế chấp phải đáp ứng được tỉ lệ thế chấp của hệ thống. Việc tạo synthetic asset sẽ chỉ được chấp thuận nếu việc đúc token mới không làm giảm tỷ lệ thế chấp.
- Maintenance (Duy trì tỷ lệ thế chấp)
Trong trường hợp synthetic asset được tạo ra giảm giá trị, giá trị thế chấp sẽ giảm. Để ngăn tài sản bị thanh lý, token sponsor có thể gửi thêm tài sản thế chấp hoặc trả lại một phần synthetic asset đã tạo.
- Settlement (quyết toán khi hợp đồng phái sinh hết hạn)
Khi các công cụ phái sinh hết hạn mà không được thanh lý, các tài sản tổng hợp sẽ được quyết toán. Token Taker sẽ có thể mua lại các tài sản tổng hợp từ ví ký quỹ và số tiền còn lại sẽ được phân phối lại cho Token sponsor.
- DVM
PERLin sử dụng cơ chế DVM của UMA để xác định khi nào tài sản thế chấp bị thanh lý. Người dùng có thể đề xuất thanh lý tài sản thế chấp của Token Sponsor. Có 2 trường hợp sẽ xảy ra khi người dùng yêu cầu thanh lý:
(1): Nếu Token sponsor đồng ý, thì tài sản sẽ được thanh lý ngay lập tức, không cần thông qua cơ chế DVM để xác nhận
(2): Nếu Token sponsor không đồng ý, thì họ sẽ raise dispute lên hệ thống. Khi này hệ thống PERLIN sẽ giải quyết tranh chấp bằng cơ chế DVM.
Quy trình xử lý tranh chấp DVM
Khi có tranh chấp xảy ra giữa việc thanh lý tài sản thế chấp, thì PERLIN sẽ giải quyết theo mô hình trên đây.
Cơ chế DVM sẽ xác định xem tại thời điểm yêu cầu thanh lý, tài sản thế chấp có còn đáp ứng được tỉ lệ thế chấp tối thiểu hay không.
Nếu người yêu cầu thanh lý sai, tài sản thế chấp sẽ không bị thanh lý.
Nếu người yêu cầu thanh lý đúng, tài sản thế chấp sẽ bị thanh lý, và người yêu cầu thanh lý sẽ nhận được phần thưởng.
Automatic Market tone Sponsor & Liquidity Pool
- Automatic Market Token Sponsor (cơ chế tạo lập thị trường tự động)
Perlin là một giao thức tạo thị trường tự động hoàn toàn trong smart contract. Perlin cho phép tạo một cặp tài sản để giao dịch trên Perlin bằng cách gửi tài sản A và B vào nhóm. Giá để ai đó mua tài sản này được xác định theo thuật toán. Bằng cách gửi tài sản vào pool và trở thành nhà cung cấp thanh khoản, bạn được hưởng phí giao dịch của mỗi giao dịch trong pool.
- Liquidity pool
Liquidity Pools cho phép hai hoặc nhiều tài sản được liên kết theo thuật toán để bất kỳ ai cũng có thể mua / bán và pool sẽ xử lý việc hoán đổi.
Liquidity Pool kết nối ba dạng người dưới đây lại với nhau:
(1): Những người có thể cung cấp thanh khoản (tài sản cổ phần trong các nhóm)
(2): Những người cần thanh khoản (muốn hoán đổi tài sản này lấy tài sản khác)
(3): Những người có thể duy trì tính thanh khoản (kiếm lời dựa trên chênh lệch giá)
Vấn đề mà Perlin đặt ra để giải quyết là gì?
Team dev của Perlin đưa ra vấn đề đối với các dự án Blockchain đang sử dụng công nghệ PoS hiện nay. PoS là cơ chế đồng thuận được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong các Blockchain nền tảng. Tại đó, các validators sẽ trực tiếp xác thực các giao dịch.
Các validators này được lựa chọn bằng cách: bầu cử, chọn ngẫu nhiên, hay staking uỷ quyền… Họ sẽ quyết định tới các giao dịch hay hoạt động của những thành phần còn lại sử dụng mạng lưới.
Việc này sẽ dẫn tới một số vấn đề như sau:
- Những kẻ xâm phạm lúc này chỉ cần bằng cách nào đó chiếm quyền kiểm soát của các validators này.
- Một trong những giải pháp cho vấn đề trên là tăng số validators. Nhưng việc này lại càng khiến cho hệ thống Blockchain phức tạp hơn, hiệu năng lúc đó sẽ giảm xuống.
Token Perlin (PERL) là gì?
PERL là Utility Token. PERL là ERC-20 Token trên nền tảng Blockchain của Ethereum.
Trong hệ sinh thái của PERL, các phí giao dịch, phí hợp đồng thông minh thanh toán thông qua PERL token.
Thông tin cơ bản về đồng Perlin
- Ticker: PERL
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC-20
- Smart Contract: Updating
- Token type: Utility Token
- Total Supply: 1,033,200,000 PERL
- Circulating Supply: 490,938,908.14 PERL
Token Allocation Perlin
- Seed sales: 15%
- Strategic sale round: 19.49%
- Private sale: 8.36%
- Public sale: 8.38%
- Development team: 15%
- Advisory team: 9.65%
- Reserve: 19.12%
Perlin Token (PERL) được dùng để làm gì?
Trong mạng lưới của Perlin, đồng PERL sẽ được sử dụng với các mục đích sau:
- Dùng PERL để trả phí giao dịch trên mạng lưới của Perline.
- Dùng PERL để thanh toán cho việc phát hành các hợp đồng thông minh. Khoản phí này thường được trả bởi các developers khi họ xây dựng các dApps trên nền tảng của Perlin.
- Staking PERL trong các validator nodes để xác thực giao dịch và nhận lại phần thưởng đồng PERL rewards.
Nhóm, Cố vấn & Nhà đầu tư
Nhóm Perlin đã phát triển nhanh chóng trong năm qua và hiện bao gồm tổng cộng 19 thành viên, hầu hết trong số họ là nhà phát triển blockchain hoặc nhà phát triển web. Tuy nhiên, cốt lõi của dự án là ba người sáng lập; Dorjee Sun, Kenta Iwasaki và Ajay Prakash.
- Dorjee Sun là thành viên sáng lập của Perlin và đóng vai trò là Giám đốc dự án của các nỗ lực phát triển. Ông là một doanh nhân nối tiếp và được biết đến nhiều nhất với việc thành lập Bảo tồn Carbon, có liên quan đến việc môi giới các hợp đồng tín dụng carbon và được coi là người chịu trách nhiệm cứu những dải rừng nhiệt đới khổng lồ. Là một doanh nhân, ông đã bán thành công 4 công ty do mình sáng lập.
- Kenta Iwasaki là thành viên sáng lập thứ hai của Perlin và đóng vai trò là CTO của dự án. Ông có nhiều kinh nghiệm với tư cách là nhà phát triển phần mềm và người sáng lập các công ty khởi nghiệp. Phần lớn kinh nghiệm của anh ấy đến từ việc học máy và phát triển các hệ thống phân tán.
Trước đây, anh từng là Nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tại Naver và cũng là người sáng lập công ty Dranithix, công ty tạo ra các hệ thống tiếp thị internet được tối ưu hóa bằng cách sử dụng máy học và phân tích thời gian thực.
- Ajay Prakash là người đồng sáng lập cuối cùng của Perlin và đóng vai trò là Trưởng bộ phận Sản phẩm của dự án. Anh ấy là một doanh nhân nối tiếp khác, người đã thành lập tám công ty khác nhau đã huy động được hơn 50 triệu đô la tài trợ. Vai trò của Ajay là chuyên gia thiết kế kiến trúc sản phẩm và quản lý sản phẩm, thiết kế công nghệ tiên tiến được các tập đoàn lớn và người tiêu dùng sử dụng.
Về phía cố vấn, Perlin cũng có rất nhiều ngôi sao đáng để khai thác. Những người này bao gồm những người như Michael Arrington (Người sáng lập TechCrunch), Igor Lukšić (Cựu Thủ tướng Montenegro) và Vincent Zhou (đối tác tại FBG Capital) cùng những người khác.
Ngoài ra còn có một danh sách dài các nhà đầu tư đã tài trợ tư nhân cho Perlin trong năm qua. Một số người ủng hộ đáng chú ý nhất của họ bao gồm Bitmain, FBG Capital, Global Brain và hơn 70 VC khác, quỹ blockchain và các công ty khác. Điều này cho thấy các nhà đầu tư tổ chức nhìn thấy tiềm năng lớn của dự án.
Tổng kết
Trên đây là tất cả thông tin về Perlin (PERL) mà Coin Moi muốn gửi tới các bạn. Chúc các bạn có những quyết định đầu tư đúng đắn!
Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ tới cộng đồng để mọi người cùng biết tới nhé. Cảm ơn mọi người đã xem bài viết. Chúc mọi người đầu tư thành công!
Đừng quên theo dõi các kênh cộng đồng của CoinMoi để cập nhật tin tức sớm nhất nhé.