20 C
Vietnam
Tuesday, 26 November
HomeĐầu tưTài chính phi tập trung - DeFi cho người mới

Tài chính phi tập trung – DeFi cho người mới

Date:

Đăng kí theo dõi

- Nhận các bản tin cập nhật thị trường tiền số liên tục

10.1

Tài chính phi tập chung là gì? (DeFi)

Tài chính phi tập trung  ( hay viết tắt là DeFI) cung cấp một hệ sinh thái của các ứng dụng tài chính mà được xây dựng trên mạng lưới blockchain. Cụ thể hơn, thuật ngữ Tài chính phi tập trung có thể đề cập đến một xu hướng tạo ra một hệ sinh thái dịch vụ tài chính mã nguồn mở, không cần sự cấp phép và hoàn toàn minh bạch, có sẵn cho tất cả mọi người và hoạt động mà không cần bất kỳ cơ quan trung ương quản lí nào. Người dùng sẽ có toàn quyền kiểm soát tài sản của họ và tương tác với hệ sinh thái này thông qua các ứng dụng ngang hàng (P2P), phi tập trung (dapps).

Lợi ích chính của Defi là dễ dàng truy cập vào các ứng dụng tài chính, đặc biệt là những người đang bị cô lập khỏi hệ thống tài chính hiện tại: thu nhập thấp, không đủ hạn mức tín dụng, nhu cầu các khoản vay nhỏ, không có tài sản thế chấp … .

Một lợi thế ưu điểm nữa của DeFi là các ứng dụng DeFi có thể tương tác trên blockchain công khai sẽ có khả năng tạo ra các thị trường tài chính, sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới.

Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin quan trọng của DeFi, các ứng dụng tiềm năng của nó, triển vọng và những hạn chế của hệ thống tài chính phi tập trung hiện nay.

Những ưu điểm chính của DeFi là gì?

Hệ thống tài chính truyền thống phụ thuộc vào các đơn vị thể chế như ngân hàng để hoạt động như đơn vị trung gian và hoà giải.

Trong khi đó Tài chính phi tập trung – DeFi không cần bất kì đơn vị trung gian hay trọng tài nào. Mã code chỉ định cách giải quyết mọi tranh chấp có thể xảy ra và người dùng luôn duy trì quyền kiểm soát tiền của họ, từ đó làm giảm chi phí liên quan đến việc cung cấp và sử dụng các sản phẩm này, cho phép một hệ thống tài chính ổn định hơn.

Hệ thống DeFI được xây dựng trên blockchain với hệ thống sổ cái khổng lồ khẳng định sự ổn định, an toàn, các lỗi liên quan đến vận hàngh, con người được giảm thiểu.

Một lợi thế khác của hệ sinh thái mở giúp cho người dùng nhỏ lẻ dễ dàng tham gia vào bất kì dịch vụ tài chính nào. Hệ thống tài chính truyền thống phụ thuộc vào các đơn vị trung gian để kiếm lợi nhuận và không có ở các vùng dân cư có thu nhập thấp. Mặt khác, với DeFi, các chi phí đã được cắt giảm, người dùng cá nhân có thu nhập thấp cũng có thể kiếm lợi nhuận từ rất nhiều các dịch vụ tài chính.

Các ứng dụng tiềm năng của Defi

Vay và cho vay

Về cốt lõi, Người đi vay sử dụng tiền điện tử làm tài sản thế chấp để có được khoản vay tiền fiat (hoặc một đồng tiền điện tử khác) và người còn lại đáp ứng khoản vay với lãi suất được thỏa thuận.

Về cơ bản, thị trường tín dụng và vay mượn làm tăng lượng tiền cho công việc sản xuất bằng cách phân bổ tiền từ những người chưa có nhu cầu sử dụng cho những người đang cần tiền. Nhờ đó đôi bên đều có lợi, cho phép người đi vay tiếp cận vốn và người cho vay có lãi.

Sự ra đời của crypto lending mang đến cơ hội lớn cho thị trường tiền điện tử và người dùng, vốn theo truyền thống chỉ có hai lựa chọn: hold hoặc trade tiền điện tử.

Giao thức cho vay mở là một trong những ứng dụng tiêu biểu của hệ sinh thái DeFi. Công khai, vay và cho vay phi tập trung có nhiều ưu thế hơn hệ thống tín dụng truyền thống. Chúng bao gồm xử lí các giao dịch tức thì, khả năng thế chấp tài sản kỹ thuật số, không cần kiểm tra tín dụng và khả năng tiêu chuẩn hóa trong tương lai.

Từ khi dịch vụ cho vay được xây dựng trên blockchain công khai, nó giảm thiểu các yêu cầu về độ tin cậy và có sự đảm bảo bằng các phương pháp xác minh bảo mật. Thị trường cho vay trên blockchain làm giảm rủi ro đối tác, làm cho việc vay và cho vay rẻ hơn, nhanh hơn và có sẵn cho nhiều người hơn.

Dịch vụ ngân hàng tiền tệ

Dịch vụ ngân hàng tiền tệ là một trường hợp sử dụng rõ ràng cho DeFi, bao gồm việc phát hành stablecoin, thế chấp và bảo hiểm.

Khi ngành công nghiệp blockchain đang phát triển, ngày càng có nhiều tổ chức tập trung vào việc tạo ra các stablecoin – một loại tiền điện tử thường được gắn với một tài sản trong thế giới thực gắn trên công nghệ blockchain. Vì giá các loại tiền điện tử có thể biến động liên tục vào các thời điểm, các stablecoin phi tập trung được sử dụng hàng ngày như tiền mặt kỹ thuật số không được cơ quan trung ương phát hành và giám sát.

Ví dụ: Stablecoin USDT – được phát hành bởi Tether có giá trị tương đương 1 USD, khi phát hành 1 USDT ( đô la kĩ thuật số) đơn vị phát hành phải thế chấp 1 USD tương ứng vào ngân hàng, số tiền (tính bằng đơn vị USD) trong tài khoản ngân hàng tương đương hoặc nhiều hơn số USDT trong lưu thông trong thị trường tiền điện tử, Tether Limited đã xuất số dư tài khoản ngân hàng lên trang Transparency. Các kiểm toán chuyên nghiệp sẽ thường xuyên xác nhận, ký và xuất số dư ngân hàng cơ bản và báo cáo chuyển tiền.

Trong tài chính truyền thống, do cần phải có số lượng trung gian tham gia, quá trình vay thế chấp rất tốn kém và mất thời gian. Với việc sử dụng hợp đồng thông minh của Tài chính Phi tập trung, phí bảo lãnh phát hành và phí pháp lý có thể giảm đáng kể, mà vẫn đảm bảo sự minh bạch.

Các thị trường phi tập trung

Một trong số những ứng dụng DeFi quan trọng nhất là các sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Các nền tảng này cho phép người dùng giao dịch tài sản kỹ thuật số mà không cần một trung gian đáng tin cậy (sàn giao dịch) giữ tiền của họ. Các giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa các ví của người dùng với sự trợ giúp của các hợp đồng thông minh.

Vì DEX yêu cầu ít công việc bảo trì, hỗ trợ hơn các sàn tập trung CEX nên các sàn giao dịch phi tập trung thường có phí giao dịch thấp hơn các sàn giao dịch tập trung.

Công nghệ blockchain cũng được sử dụng để phát hành và cho phép sở hữu nhiều loại công cụ tài chính thông thường. Các ứng dụng này sẽ hoạt động theo cách phi tập trung giúp cắt bỏ người giám sát và loại bỏ các điểm lỗi về mặt sao lưu dữ liệu.

Vai trò của hợp đồng thông minh DeFi?

Hầu hết các ứng dụng hiện có và tiềm năng của Tài chính phi tập trung liên quan đến việc tạo và thực hiện các hợp đồng thông minh. Trong khi hợp đồng thông thường sử dụng thuật ngữ pháp lý để xác định các điều khoản của mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia hợp đồng, thì hợp đồng thông minh sử dụng mã máy tính.

Vì các điều khoản của chúng được viết bằng mã máy tính nên các hợp đồng thông minh cũng có khả năng duy nhất để thực thi các điều khoản đó thông qua mã máy tính. Điều này cho phép thực hiện đáng tin cậy và tự động hóa một số lượng lớn các quy trình kinh doanh hiện yêu cầu giám sát thủ công.

Sử dụng hợp đồng thông minh nhanh hơn, dễ dàng hơn và giảm rủi ro cho cả hai bên. Tuy nhiên –  hợp đồng thông minh cũng gặp phải các loại rủi ro mới – sự tấn công của hacker. Vì mã máy tính dễ có lỗi và lỗ hổng bảo mật, giá trị và thông tin bí mật bị khóa trong các hợp đồng thông minh sẽ gặp rủi ro.

Ví dụ như vụ hack của Akropolis – 2 triệu đô la

Akropolis bị tấn công vào ngày 12 tháng 11 thông qua một lỗ hổng trong cách vận hành của hệ thống. Nhưng Akropolis đã không thừa nhận vụ hack này ngay lập tức.

Theo lý giải của họ, các hợp đồng thông minh của nền tảng đã được kiểm toán riêng biệt bởi hai công ty bảo mật blockchain. Ngoài ra, các nhóm stablecoin của Akropolis đã bị đóng băng ngay sau khi vụ việc xảy ra. Nhóm phát triển của Akropolis sau đó cũng đã tìm cách để bồi thường thiệt hại cho người dùng.

Những thách thức mà DeFi phải đối mặt?

• Hiệu suất thấp: Các blockchains vốn đã chậm hơn so với các đối tác tập trung của chúng và điều này cũng ảnh hưởng các ứng dụng được xây dựng trên chúng. Ví dụ như mạng Ethereum, sự bùng nổ các ứng dụng Defi trên Ethereum dẫn đến sự tắc nghẽn mạng và đẩy phí GAS lên mức cao kỷ lục trong năm 2020-2021.

• Nguy cơ lỗi người dùng cao: Các ứng dụng DeFi chuyển trách nhiệm từ người trung gian sang người dùng. Đây có thể là một khía cạnh tiêu cực đối với nhiều người.

• Trải nghiệm người dùng thấp: Hiện tại, việc sử dụng các ứng dụng DeFi đòi hỏi người dùng phải tìm hiểu, học nhiều kĩ năng phần mềm hơn. Để các ứng dụng DeFi trở thành yếu tố cốt lõi của hệ thống tài chính toàn cầu, chúng phải mang lại lợi ích hữu hình khuyến khích người dùng chuyển đổi từ hệ thống truyền thống.

• Hệ sinh thái lộn xộn: Giữa hàng trăm ứng dụng tài chính phi tập trung, tìm ra ứng dụng tốt , an toàn là một nhiệm vụ khó khăn, yêu cầu người dùng phải có kiến thức cơ bản, khả năng đánh giá, research tốt.

Sự khác biệt giữa Defi và ngân hàng mở ?

Ngân hàng mở đề cập đến hệ thống ngân hàng nơi các nhà cung cấp dịch vụ tài chính bên thứ ba được cấp quyền truy cập an toàn vào dữ liệu tài chính thông qua API. Điều này cho phép kết nối các tài khoản và dữ liệu giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Về cơ bản, nó cho phép các loại sản phẩm và dịch vụ mới trong hệ thống tài chính truyền thống.

Tuy nhiên, DeFi tạo ra một hệ thống tài chính hoàn toàn mới độc lập với cơ sở hạ tầng hiện tại. DeFi đôi khi còn được gọi là tài chính mở.

Ví dụ, ngân hàng mở có thể cho phép quản lý tất cả các công cụ tài chính truyền thống trong một ứng dụng bằng cách lấy dữ liệu từ một số ngân hàng và tổ chức một cách an toàn.

Mặt khác, Tài chính phi tập trung có thể cho phép quản lý các công cụ tài chính hoàn toàn mới và các cách thức tương tác mới với chúng.

Tổng kết

Tài chính phi tập trung tập trung vào việc xây dựng các dịch vụ tài chính tách biệt với hệ thống tài chính và chính trị truyền thống. Điều này sẽ cho phép một hệ thống tài chính cởi mở hơn và có khả năng ngăn chặn các tiền lệ về kiểm duyệt và phân biệt đối xử, và đặc biệt là khoảng cách địa lý trên toàn thế giới.

Nếu thành công, DeFi sẽ nắm quyền từ các tổ chức tập trung lớn và đặt nó vào tay của cộng đồng mã nguồn mở và cá nhân. Liệu điều đó có tạo ra một hệ thống tài chính hiệu quả hơn hay không sẽ được quyết định khi DeFi thật sự sẵn sàng để áp dụng vào thực tế.

Tin tức khác

Volume hàng tháng trên DEX của Solana vượt 100 tỷ USD

Phí giao dịch hàng tháng từ Pump.fun và Raydium...
Index