Real Yield (tạm dịch là Lợi nhuận thực), hiện đang là xu hướng mới trong DeFi và được kì vọng sẽ giúp DeFi hồi sinh trở lại. Real Yield đề cập tới những dự án thật, có doanh thu thật và trả thưởng cho các users bằng những tokens có giá trị.
Thị trường gấu trong năm vừa qua đã hạ gục lượng lớn các dự án crypto, nhưng cũng có thêm nhiều đồng tiền mới ra đời. Để vượt qua sự biến động, những người tin tưởng lâu dài vào tài chính phi tập trung (DeFi) đang tìm kiếm “Real Yield” như một hidden gems, cùng với kỳ vọng rằng nó có thể trở thành xu hướng bền vững, bất chấp tình hình thị trường.
Real Yield trong DeFi là gì
Real Yield trong DeFi được lấy ý tưởng từ khái niệm Real Yield trong tài chính, theo đó, Real Yield được đo lường bằng lợi tức danh nghĩa trừ đi lạm phát.
Trong DeFi, hiểu theo một cách đơn giản, Real Yield chính là lợi nhuận thực được tạo ra từ dự án. Điểm quan trọng của mô hình này chính là doanh thu thực sẽ được chia sẻ cho người nắm giữ token của dự án thông qua đồng các đồng bluechip như ETH, AVAX hoặc stablecoin.
Real Yield được tạo ra thông qua các hoạt động giao dịch, các nền tảng sẽ thu phí giao dịch và doanh thu được tạo ra. Tuy nhiên để xác định đây có phải là một dự án Real Yield thật sự hay không chúng ta cần phải kiểm tra thêm vài số liệu khác như chi phí vận hành của dự án, chi phí marketing sau đó trừ cho doanh thu kiếm được, từ đó mới xác định được dự án có tạo ra được lợi nhuận hay không. Đối với các dự án Real Yield, lợi nhuận sẽ được chi trả thông qua hình thức như staking hoặc cung cấp thanh khoản và lợi nhuận sẽ được trả dưới dạng dạng coin nền tảng như ETH hoặc stablecoin như USDC để đảm bảo tính thanh khoản cao.
Nguồn gốc của Yield trong các DeFi Protocol
Real yield không bao gồm reward token đến từ lạm phát mạng hoặc token emissions. Định nghĩa này, tách biệt nguồn yield trong các DeFi protocol thành hai nguồn chính:
- Token emissions.
- Real yield.
Tuy nhiên, phần lớn nguồn yield của các giao thức DeFi thế hệ đầu đều bắt nguồn từ phần thưởng khuyến khích thông qua các chương trình triển khai incentives. Một số mô hình triển khai incentives phổ biến trong thị trường crypto bao gồm liquidity mining, ve & gauge, bán bond chiết khấu, P2E cho Gaming.
Đặc điểm chung là những phần thưởng này được tài trợ thông qua lạm phát token hoặc token emissions. Chúng không bền vững vì thực sự không có doanh thu bên ngoài nào hỗ trợ cho những phần thưởng này.
Vai trò quan trọng của Real Yield
Đối với Real Yield, các dự án sẽ tập trung nhiều hơn vào cách tạo ra lợi nhuận từ các sản phẩm của họ thay vì chỉ in token vô tội vạ và phát cho người dùng như Defi 1.0. Việc tạo ra lợi nhuận bền vững về lâu dài sẽ giúp cho dự án phát triển ổn định không bị bơm thổi bằng như APY cao ngất ngưỡng để rồi sau đó chìm vào quên lãng.
Real Yield sẽ lôi kéo các nhà đầu tư tham gia nhiều hơn vào các sản phẩm Defi, mô hình này rất phù hợp với các dòng tiền lớn, lâu dài và ổn định từ đó tạo ra sự phát triển bền vững cho Defi nói riêng và toàn bộ thị trường crypto nói chung.
Những yếu tố tiên quyết tạo Real Yield bền vững
Thông thường, khi nhắc về DeFi nhiều người nghĩ ngay đến các cuộc tấn công hacking, rug pull, lạm phát token, dump giá, những sản phẩm không có tính ứng dụng cao.
Tuy nhiên, phong trào Real Yield mở ra cho nhà đầu tư một góc nhìn mới lạ về thị trường tài chính phi tập trung, khác hẳn với thị trường tài chính truyền thống – TradFi (Traditional Finance). Cụ thể các dự án phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có sản phẩm rõ ràng.
- Có người dùng rõ ràng.
- Dự án bắt buộc phải tạo ra doanh thu (yếu tố quan trọng nhất).
Các giao thức DeFi truyền thống đa phần sẽ incentives cho người dùng với mức APR, APY rất cao, mà xu hướng của người dùng khi nhận được phần thưởng sẽ bán ngay ra stablecoin hoặc các tài sản khác và điều này vô tình tạo một áp lực bán vô cùng lớn lên token của dự án.
Chính vì vậy dự án phải tạo ra nguồn doanh thu đa dạng hơn từ các hoạt động của protocol để bù được mức độ lạm phát ra thị trường. Real Yield khác Yield bình thường ở chỗ “Real”, chính vì thế nên dự án nào tạo được nhiều lợi nhuận thực từ giao thức của họ, dự án đó tồn tại Real Yield.
Các cách phổ biến để Protocol thu lợi nhuận
Phí giao dịch trên các AMM
Trường hợp tiêu biểu để xem xét là Uniswap. Người dùng sử dụng Uniswap có thể trở thành:
- Người cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider – LP): Đây là bên cung, cung cấp tài sản để tạo thanh khoản cho thị trường.
- Người dùng (user, trader): Người dùng có thể giao dịch bất kì token ERC-20 nào khi đến với Uniswap, bù lại, họ phải trả 0.01 – 1% phí trên mỗi giao dịch.
Trong trường hợp này, phí giao dịch là real yield, người dùng Uniswap đang trả phí giao dịch cho dịch vụ do LPs cung cấp.
Phí nền tảng trên các NFT Marketplace
OpenSea và Looksrare. Đây là các NFT marketplace hỗ trợ kết nối người mua và bán NFT. Phí mua bán NFT, Phí bản quyền là real yield
Khi lệnh bán của sellers khớp, giao thức sẽ tính một khoản phí nhỏ, con số này là 2.5% đối với OpenSea và 2% đối với Looksrare.
Phí vay trên các Lending protocol
Trường hợp tiêu biểu để xem xét là Aave và Compound. Người dùng sử dụng các lending protocol như Aave, Compound có thể trở thành:
- Người cho vay: Cho vay tài sản để nhận lãi suất.
- Người đi vay: Thế chấp tài sản để đi vay tài sản khác và trả lãi suất.
Phí giao dịch phái sinh
Trên CEX, mô hình kinh doanh phổ biến là thu % phí giao dịch khi mở vị thế. Trong DeFi, chúng ta cũng có mô hình tương tự, các Derivatives protocol sẽ thu % phí giao dịch dựa trên khối lượng giao dịch mà người dùng mở.
dYdX, GMX, và Synthetix: Phí đóng, mở, giữ vị thế, phí thanh lý là real yield.
Cơ sở hạ tầng (Infrastructure)
Filecoin, Helium, Arweave và The Graph: Cho thuê nguồn lưu trữ dữ liệu, cung cấp dữ liệu, phí tra cứu dữ liệu….
Những dự án Real Yield nổi bật
GMX
GMX là sàn DEX hàng đầu của Arbitrum, với 250 triệu đô la TVL. Dự án cung cấp đòn bẩy lên đến 30 lần đối với các cặp giao dịch tiền điện tử giao ngay như BTC, ETH và AVAX với độ trượt thấp. Giao thức GMX bao gồm hai token: GMX – token tiện ích và quản trị và GML – token của nhà cung cấp thanh khoản.
Những người nắm giữ lưới GMX thu được 30% phí được tạo thông qua giao dịch hoán đổi và đòn bẩy, trong khi những người nắm giữ GLP nhận được 70% còn lại. Hơn nữa, các khoản phí này được thanh toán bằng ETH – một loại tiền điện tử blue chip có giá trị lâu dài tương đối đáng tin cậy.
Sự thành công của GMX với mô hình kinh tế độc đáo, đã khiến GMX trở thành một trong những dự án Real Yield rất thành công ở thời điểm hiện tại. Dữ liệu tháng 11/2022, GMX đã phân phối khoảng 73 triệu USD lợi nhuận và số lượng người dùng sử dụng sản phẩm lên đến 238k người dùng. Các LP kiếm được 70% doanh thu của GMX thông qua token GLP và 30% còn lại thuộc GMX holder (user đã lock GMX) được phân phối bằng ETH hoặc AVAX, tùy thuộc vào chain sử dụng. GMX có 86% token hiện đang được khóa để kiếm lợi nhuận theo mô hình trên.
DYDX
DYDX là một nền tảng trading phi tập trung với nhiều tính năng hỗ trợ và Derivatives (sản phẩm phái sinh), bao gồm giao dịch Spot (giao ngay), Margin (ký quỹ) và Perpetuals (hợp đồng không kỳ hạn). DYDX được xây dựng dựa trên mạng lưới Ethereum và là sàn giao dịch phi tập trung lớn trong thị trường crypto. Dự án hỗ trợ giao dịch giao ngay, nhưng chủ yếu tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm phái sinh và giao dịch ký quỹ cho người dùng.
Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù có lợi nhuận, nhưng token dYdX có sự pha loãng đáng kể trước nó. Nguồn cung lưu thông của nó hiện là 65 triệu, nhưng nguồn cung tối đa là 1 tỷ. Nguồn cung còn lại của nó sẽ được phân phối trong bốn năm tới – với chỉ 2,5% dành cho những người đặt cược dYdX hiện tại.
UMAMI
Một giao thức chạy trên Arbitrum khác và rất nổi tiếng trong những dự án có Real Yield. Umami là nhà tạo lập thị trường và nhà cung cấp thanh khoản giúp các giao thức đối tác nhanh chóng mở rộng quy mô thanh khoản của họ. Dự án tự hào về việc cung cấp “lợi suất DeFi bền vững, được phòng ngừa rủi ro”.
Tất cả các sản phẩm của UMAMI đều dựa vào việc tìm nguồn doanh thu từ các luồng doanh thu onchain, thay vì các mô hình token lạm phát. Bằng cách Stake Umami chủ sở hữu có thể kiếm được 6% APR, được tính bằng WETH, từ doanh thu, kho bạc và giao thức của Umami. Mặc dù không cao như một số giao thức khác, dự án nhắm mục tiêu rõ ràng “lợi nhuận thật” như một chiến lược và bác bỏ ponzi tokenomics của các mô hình cũ của những dự án Defi trên thị trường.
Lời kết
Coinmoi hy vọng thông qua bài viết, các độc giả có thể hiểu rõ được Real Yield là gì trong Defi, cũng như xác định được đâu là những dự án “Real Yield” nổi bật nhất hiện nay. Những dự án mang lại lợi nhuận thực mới có thể phát triển bền vững trong dài hạn.
Chúc các độc giả tìm được những dự án Real Yield chuẩn mực để đầu tư.
Đừng quên theo dõi các kênh cộng đồng của Coinmoi để cập nhật tin tức sớm nhất nhé!