14 C
Vietnam
Thursday, 26 December
HomeSàn giao dịchBinance Futures là gì? Hiểu rõ về Binance Futures Trong 5 Phút

Binance Futures là gì? Hiểu rõ về Binance Futures Trong 5 Phút

Date:

Đăng kí theo dõi

- Nhận các bản tin cập nhật thị trường tiền số liên tục

Binance Futures là gì?

Binance Futures là nền tảng giao dịch hợp đồng tương lai hay còn gọi là nền tảng giao dịch phái sinh của “ông trùm” Binance.

Hợp đồng tương lai khác với thị trường giao dịch giao ngay (Spot market). Sự khác nhau nằm ở chỗ hoạt động mua và bán của người dùng sẽ được diễn ra ngay lập tức. Hợp đồng tương lai hay giao dịch phái sinh thì người mua và bán sẽ phải giao dịch dựa trên hợp đồng tương lai tại một thời điểm. Thời điểm này được gọi là thời điểm đáo hạn hợp đồng.

Nếu bạn muốn giao dịch hợp đồng tương lai, mình khuyên bạn nên chọn Perpetual Futures (Hợp đồng tương lai vĩnh viễn). Nó không có thời điểm đáo hạn hợp đồng, bạn có thể đóng vị thế bất kỳ lúc nào mình muốn. Điều này đồng nghĩa với việc nền tảng này của Binance vừa tận dụng được đặc tính của Spot market lẫn ưu điểm của giao dịch phái sinh.

Hướng dẫn giao dịch trên Binance Futures

Hướng dẫn đăng ký Binance Futures

Để mở tài khoản trên Binance Futures, trước hết bạn cần có một tài khoản Binance thông thường. Nếu bạn chưa có, bạn có thể truy cập Binance.com sau đó làm theo các bước sau:

  • Nhập địa chỉ email bạn muốn sử dụng và chọn một mật khẩu an toàn. Để nhận mức giảm giá 10% phí giao dịch trọn đời, bạn có thể sử dụng liên kết này.
Hướng dẫn đăng ký Binance Futures
Hướng dẫn đăng ký Binance Futures
  • Khi bạn đã sẵn sàng, nhấp vào Tạo tài khoản.
  • Bạn sẽ nhận được email xác minh ngay. Thực hiện theo các hướng dẫn trong email để hoàn thành đăng ký của bạn.

Tiếp theo, đăng nhập vào tài khoản Binance của bạn. Sau đó di chuyển chuột đến thanh ở đầu trang, di chuột qua mục Derivatives (Phái sinh). Bạn tiếp tục nhấp vào USDT Futures (Hợp đồng tương lai Vĩnh Viễn).

Nhấp vào nút Open now (Mở ngay) ở góc dưới bên phải để kích hoạt tài khoản Binance Futures của bạn. Vậy là xong, bạn đã sẵn sàng để giao dịch!

Hướng dẫn đăng ký Binance Futures 2
Hướng dẫn đăng ký Binance Futures

Hướng dẫn nạp tiền vào Binance Futures

Bạn có thể chuyển tiền qua lại giữa ví chuyển tiền Exchange Wallet (ví mà bạn sử dụng trên Binance) và ví Futures Wallet (ví mà bạn sử dụng trên Binance Futures).

Nếu bạn chưa có khoản tiền nào được gửi vào Binance, bạn nên đọc Hướng dẫn sử dụng Binance và tìm phần hướng dẫn gửi tiền nhé.

Để chuyển tiền vào ví Futures Wallet của bạn, nhấp vào Transfer (Chuyển) ở góc dưới bên phải của trang Binance Futures. Nhập số tiền bạn muốn chuyển và nhấp vào Confirm transfer (Xác nhận chuyển). Bạn sẽ có thể thấy ngay số dư được thêm vào Futures Wallet của mình.

Hướng dẫn nạp tiền vào Binance Futures
Hướng dẫn nạp tiền vào Binance Futures

Hướng dẫn sử dụng giao diện Binance Futures

Hướng dẫn sử dụng giao diện Binance Futures
Hướng dẫn sử dụng giao diện Binance Futures

(1) là nơi bạn có thể:

  • Kiểm tra và điều chỉnh mức đòn bẩy của bạn (mức đòn bẩy mặc định là 20x).
  • Kiểm tra Mark Price (giá tham chiếu). Đây là thông số quan trọng bạn cần theo dõi vì thanh lý xảy ra dựa trên Mark Price.
  • Kiểm tra tỷ lệ tài trợ dự kiến.
  • Giám sát vị thế của bạn trong hàng đợi tự động gỡ bỏ đòn bẩy. Đây là thông số quan trọng bạn cần theo dõi khi có sự biến động lớn.
  • Kiểm tra các dữ liệu thị trường khác. (Chẳng hạn những thay đổi sau 24h và khối lượng sau 24h).

(2) Đây là biểu đồ của bạn:

Ở góc trên cùng bên phải của khu vực này, bạn có thể chuyển đổi giữa biểu đồ TradingView gốc hoặc tích hợp. Hoặc để có được hình ảnh biểu diễn trực quan tức thời về số lượng các mức giá có sẵn trên bảng đấu giá/sổ lệnh (order book) hiện tại bằng cách nhấp vào Depth (Độ sâu).

(3) Đây là nơi bạn có thể theo dõi hoạt động giao dịch của mình.

Bạn có thể chuyển đổi giữa các tab để kiểm tra trạng thái hiện tại của các vị thế của bạn, số dư ký quỹ của bạn. Bạn cũng có thể xem các lệnh hiện đang mở, đã thực hiện trước đó và nhận lịch sử giao dịch đầy đủ trong một khoảng thời gian nhất định.

(4) Đây là nơi bạn có thể nhập các lệnh của mình và chuyển đổi giữa các loại lệnh khác nhau.

Đây cũng là nơi bạn có thể kiểm tra mức phí của mình và chuyển tiền từ tài khoản Binance của bạn.

(5) Đây là nơi bạn có thể xem dữ liệu sổ lệnh trực tiếp và hình ảnh về số lượng mức giá có sẵn trên sổ lệnh.

Bạn có thể điều chỉnh độ chính xác của sổ lệnh trong menu thả xuống ở góc trên cùng bên phải của khu vực này (0,01 theo mặc định

(6) Đây là nơi bạn có thể thấy một nguồn cấp dữ liệu trực tiếp về lịch sử giao dịch của Binance Futures.

Cách điều chỉnh mức độ đòn bẩy của bạn

Binance Futures cho phép bạn điều chỉnh mức đòn bẩy bằng tay. Để làm như vậy, hãy đi đến đầu trang và nhấp vào hộp màu vàng cho biết mức đòn bẩy hiện tại của bạn (20x theo mặc định). Chỉ định mức đòn bẩy mong muốn bằng cách điều chỉnh thanh trượt hoặc bằng cách nhập số mong muốn và nhấp vào Confirm (Xác nhận). Ngoài ra, bạn có thể chỉnh sửa chế độ Ký quỹ ở phần bên cạnh (mặc định là Cross). Tuy nhiên mình Khuyến cáo bạn nên sử dụng chế độ Insolated)

image
hướng dẫn điều chỉnh mức đòn bẩy

Sử dụng mức đòn bẩy cao hơn khiến bạn có nguy cơ thanh lý cao hơn. Những nhà giao dịch mới nên cân nhắc mức đòn bẩy mà họ sử dụng.

Sự khác biệt giữa mark price (giá tham chiếu) và last price (giá gần nhất) là gì?

Để tránh tăng đột biến và thanh lý không cần thiết trong thời gian biến động cao, Binance Futures sử dụng last price (giá gần nhất) và mark price (giá tham chiếu).

Last Price

Last price (giá gần nhất) là một khái niệm dễ hiểu. Nó có nghĩa là mức giá gần nhất mà mà hợp đồng được giao dịch. Nói cách khác, giao dịch gần nhất trong lịch sử giao dịch xác định mức giá gần nhất. Giá gần nhất được sử dụng để tính PnL (Lời và Lỗ) sau khi vị thế của bạn được đóng.

Mark Price

Mark price (giá tham chiếu) được thiết kế để ngăn chặn hành vi thao túng giá. Giá tham chiếu được tính bằng cách sử dụng kết hợp dữ liệu tài trợ và rổ dữ liệu giá từ nhiều sàn giao dịch. Mark price được sử dụng để thanh lý và tính toán mức PnL (Lời và Lỗ) hiện tại cho vị thế đang mở của bạn.

Các loại lệnh và cách sử dụng

Có sáu loại lệnh mà bạn có thể sử dụng trên Binance Futures:

Limit

Limit (khớp lệnh ở mức giá mong muốn) là một lệnh mà bạn đặt trên order book (sổ lệnh) với một mức giá giới hạn cụ thể do bạn xác định. Khi bạn đặt limit order, giao dịch sẽ chỉ được thực hiện nếu giá thị trường đạt đến giá mong muốn của bạn (hoặc ở mức tốt hơn). Do đó, bạn có thể sử dụng các limit order để mua ở mức giá thấp hơn hoặc bán ở mức giá cao hơn giá thị trường hiện tại.

Market

Market (khớp lệnh ở giá hiện tại của thị trường) là lệnh để mua hoặc bán ở mức giá có sẵn tốt nhất. Nó được thực hiện ngược lại các limit order đã được đặt trước đó trên sổ lệnh. Khi đặt market order, bạn sẽ trả phí như một market taker (người khớp lệnh).

Stop-Limit

Stop-Limit: Cách dễ nhất để hiểu stop-limit (khớp lệnh ở giá Limit hoặc tốt hơn chỉ khi giá đủ điều kiện ở Stop) là phân chia nó thành stop price và limit price. Stop price chỉ đơn giản là mức giá mà ở đó kích hoạt limit order và limit price là giá của limit order được kích hoạt. Điều này có nghĩa là khi stop price của bạn đã đạt được, limit order của bạn sẽ ngay lập tức được đặt vào sổ lệnh.

Stop-Market

Stop-Market (giống như lệnh Stop Limit nhưng giá Limit được thay bằng giá hiện tại của thị trường lúc đạt điều kiện giá Stop): Tương tự như lệnh stop-limit, lệnh stop-market sử dụng stop price làm trình kích hoạt. Khi đạt đến stop price, market order sẽ được kích hoạt.

Take-Profit-Limit

Take-Profit-Limit (khớp lệnh chốt lời ở giá định sẵn “Limit”): Tương tự như lệnh stop-limit, nó bao gồm giá kích hoạt, giá kích hoạt lệnh và limit price, giá của limit order sau đó được thêm vào sổ lệnh.

Take-Profit-Market

Take-Profit-Market (khớp lệnh chốt lời ở giá hiện tại của thị trường): Tương tự như lệnh take-profit-limit, lệnh take-profit-market sử dụng stop price làm điểm kích hoạt. Tuy nhiên, khi đạt đến mức stop price, thay vào đó nó sẽ kích hoạt market order.

Vị thế của bạn có nguy cơ bị thanh lý khi nào?

Thanh lý xảy ra khi Số dư ký quỹ của bạn giảm xuống dưới Ký quỹ bảo trì. Số dư ký quỹ là số dư của tài khoản Binance Futures của bạn. Số dư này bao gồm cả PnL (lời và lỗ) hiện tại khi vị thế của bạn chưa được đóng. Vì vậy, lợi nhuận và thua lỗ của bạn sẽ khiến giá trị Số dư ký quỹ thay đổi.

Ký quỹ bảo trì là giá trị tối thiểu bạn cần để giữ vị thế của mình được mở. Nó thay đổi tùy theo giá trị của vị thế của bạn. Vị thế lớn hơn yêu cầu mức ký quỹ bảo trì cao hơn.

Bạn có thể tìm thấy một công cụ hữu ích trong tab Positions (Vị thế) ở góc dưới bên trái của trang. Nó giúp bạn nhanh chóng theo dõi nguy cơ mà các vị trí mở của bạn có thể bị thanh lý. Nếu Tỷ lệ ký quỹ của bạn đạt 100%, các vị thế của bạn sẽ được thanh lý.

Tổng kết

Trên đây là tất cả thông tin và hướng dẫn về Binance Futures mà CoinMoi muốn gửi tới các bạn. Chúc các bạn có những quyết định đầu tư đúng đắn!

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ tới cộng đồng để mọi người cùng biết tới nhé. Cảm ơn mọi người đã xem bài viết.

Chúc mọi người đầu tư thành công! Đừng quên theo dõi các kênh cộng đồng của Coin Mới để cập nhật tin tức sớm nhất nhé.

Tin tức khác

Index