13 C
Vietnam
Wednesday, 25 December
HomeKinh tế chungCăng thẳng chính trị leo thang, kinh tế toàn cầu đối mặt...

Căng thẳng chính trị leo thang, kinh tế toàn cầu đối mặt với rủi ro nào?

Date:

Đăng kí theo dõi

- Nhận các bản tin cập nhật thị trường tiền số liên tục

67 / 100

Nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với các rủi ro liên quan đến suy thoái kinh tế, lạm phát và căng thẳng chính trị. Đứng trước những nguy cơ, đâu là kênh đầu tư được mọi người tìm đến.

Ngày 7/10, xung đột vũ trang tại dải Gaza vùng Trung Đông giữa Israel và Palestine sau khi nhóm Hamas có động thái tấn công tên lửa vào Israel khiến nhiều người thiệt mạng. Tính đến ngày 10/10 (giờ địa phương), giao tranh đã khiến hơn 1.500 người Israel và Palestine thiệt mạng.

Bên cạnh đó, lần đầu tiên có một vị Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị bỏ phiếu phế truất do mâu thuẫn với chính thành viên trong Đảng phái chính trị của mình.

Căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine hay xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang gây sức ép trực tiếp lên nền kinh tế toàn cầu. Trong bản đồ rủi ro địa chính trị của BlackRock (công ty quản lý tài sản hàng nghìn tỷ USD), cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn được giới đầu tư chú ý ở mức cao nhất.

cang thang chinh tri

Mức độ quan tâm tới rủi ro địa chính trị và quan điểm reshoring của các doanh nghiệp đang tăng cao cho thấy đây cũng là vấn đề nóng được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong khoảng thời gian qua.

Những căng thẳng chính trị này cũng tác động tiêu cực đến dòng tiền và nguồn vốn của các quốc gia. Hiện tại dòng vốn tại Trung Quốc đang bị rút ròng do quốc gia này đang gặp phải vấn đề chính trị và vấn đề kinh tế xoay quanh bất động sản và kiểm soát khu vực tư nhân.

dong von tai Trung Quoc

Theo đó, số tiền đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc từ Mỹ, các quốc gia châu Á hay châu Âu đã giảm mạnh so với 5 năm trước đây. Dù việc đa dạng hoá ở các quốc gia đang phát triển vấn đang được tiếp diễn nhưng cũng sẽ không được “tự do” như trước đây dưới các vấn đề địa chính trị kể trên.

Khi đó, một phần dòng vốn này sẽ quay trở lại các quốc gia phát triển khiến đẩy chi phí cao hơn và hạn chế tăng trưởng.

Đồng USD là đồng tiền ít bị ảnh hưởng bởi các rủi ro trên do FED tiếp tục giữ lãi suất cao và có khả năng tăng lãi suất trong thời gian tới. Chính vì vậy, USD và quỹ thị trường tiền tệ (money market fund) vẫn nhận được nhiều sự chú ý.

Sự phục hồi chưa chắc chắn và không đồng đều của kinh tế toàn cầu khiến rủi ro tài chính gia tăng: Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 vẫn yếu. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế-IMF (tháng 4/2023), tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm xuống 2,8% trong năm 2023, thấp hơn so với mức 3,4% của năm 2022,

Trong đó các nền kinh tế phát triển giảm tốc khá mạnh từ mức 2,7% năm 2022 xuống còn 1,3% năm 2023 (kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 1,6%; khu vực đồng Euro tăng trưởng 0,8%; Anh suy thoái -0,3%), còn các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi giảm nhẹ từ 4,0% năm 2022 xuống còn 3,9% năm 2023.

Các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới-WB, IMF…) cũng đưa ra những đánh giá không tích cực về tăng trưởng toàn cầu trung và dài hạn, nhấn mạnh kinh tế thế giới phải đối mặt với một giai đoạn rất khó khăn trong thời gian tới.

Do đó, hiện tại khi đầu tư vào các tài sản rủi ro: chứng khoán, crypto… cần phải có kế hoạch để chuẩn bị nguồn vốn đầu tư trong dài hạn.

Cùng theo dõi Coinmoi để cập nhật những tin tức thị trường, kiến thức đầu tư cũng như những bài review dự án chất lượng nhé!

(Coinmoi Tổng hợp).

Tin tức khác

Memecoin dẫn đầu về sự quan tâm của nhà đầu tư trong năm 2024

Theo một nghiên cứu của CoinGecko, sự quan tâm...

MicroStrategy họp cổ đông để gọi vốn cho việc mua thêm Bitcoin

MicroStrategy đã gửi hồ sơ ủy quyền lên SEC...