29 C
Vietnam
Saturday, 20 April
HomePhân tíchChỉ Số Sức Mạnh Tương Đối (RSI) Là Gì? Tìm hiểu RSI...

Chỉ Số Sức Mạnh Tương Đối (RSI) Là Gì? Tìm hiểu RSI Dễ Hiểu Nhất.

Date:

Đăng kí theo dõi

- Nhận các bản tin cập nhật thị trường tiền số liên tục

Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) là gì?

Về cơ bản, Phân tích Kỹ thuật (PTKT) liên quan đến dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai bằng cách kiểm tra lịch sử trước đó. Hầu hết các nhà giao dịch dựa vào các chỉ số và công cụ để có thể dự đoán các biến động giá tiếp theo.

RSI được phát triển vào cuối thập niên bảy mươi như là một công cụ giúp các nhà giao dịch có thể kiểm tra độ lớn của biên độ giá. RSI có thể làm một công cụ rất hữu ích tùy thuộc vào loại hình giao dịch nào được thực hiện và nó được sử dụng rộng rãi bởi nhiều nhà giao dịch và nhà phân tích kỹ thuật.

Công thức tính của RSI

Công thức tính RSI như sau

RSI = 100 – 100 / (1 + RS)

Trong đó RS = Mức tăng trung bình của số kỳ tăng trong một giao đoạn thời gian được chọn / Mức giảm trung bình của số kỳ giảm trong một giao đoạn thời gian được chọn.

Giai đoạn thời gian mặc định của RSI theo tác giả Wilder là 14.

Chỉ báo RSI hoạt động như thế nào? 

Theo mặc định, RSI đo lường các thay đổi về giá của một tài sản trong các giai đoạn thời gian lấy con số 14 (14 ngày theo đồ thị hàng ngày, 14 giờ theo biểu đồ hàng giờ, v.v.). Chỉ số được xác định bằng cách chia trung bình giá tăng cho trung bình giá giảm trong khoảng thời gian tính và sau đó biểu diễn chỉ số này trên thang điểm được đặt từ 0 đến 100.

RSI là chỉ báo động lượng, là một loại công cụ đo lường tốc độ biến động giá. Đà tăng cho thấy đồng tiền đang được tích cực mua trên thị trường. Đà giảm cho thấy sự quan tâm của các nhà giao dịch đối với đồng tiền đang chậm lại.

RSI cũng là một chỉ báo dao động giúp dễ dàng phát hiện các tình trạng quá mua hoặc quá bán trên thị trường. Nó đánh giá giá tài sản từ 0 đến 100 trong các giai đoạn thời gian lấy con số 14. Khi RSI dưới mức 30, nó cho biết giá tài sản có thể gần chạm đáy (quá bán). Nếu RSI trên mức 70, nó cho biết giá tài sản gần mức đỉnh (quá mua), trong khoảng thời gian đó và có khả năng sẽ giảm.

Mặc dù giai đoạn thời gian mặc định của RSI là 14, các nhà giao dịch có thể điều chỉnh để tăng độ nhạy (các giai đoạn thời gian ngắn hơn) hoặc giảm độ nhạy (các giai đoạn thời gian nhiều hơn). Do đó, RSI 7 ngày sẽ nhạy cảm hơn với các biến động giá hơn là RSI 21 ngày. Hơn nữa, các thiết lập giao dịch ngắn hạn có thể điều chỉnh chỉ báo RSI để đặt 20 và 80 là các mức quá bán và quá mua (thay vì 30 và 70), nhờ vậy sẽ ít có khả năng cung cấp tín hiệu sai.

RSI quá mua và giá tạo đỉnh
RSI quá mua và giá tạo đỉnh
RSI quá bán và giá tạo đáy
RSI quá bán và giá tạo đáy

Các phân kỳ RSI

Các nhà đầu tư cũng tận dụng RSI để dự đoán xu hướng đảo chiều hoặc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự thông qua việc sử dụng các phân kỳ dương và âm.

Phân kỳ dương là tình trạng biến động giữa giá và RSI đi theo hai chiều ngược nhau. Trong tình trạng này, RSI tăng tạo đáy cao trong khi giá giảm tạo đáy thấp. Đây được gọi là phân kỳ “dương” và chỉ báo rằng đà đang mạnh lên bất chấp xu hướng giảm giá.

Ngược lại, phân kỳ âm có thể chỉ báo rằng mặc dù giá tăng, thị trường đang mất đà. Do đó, RSI giảm và tạo đỉnh thấp trong khi giá tài sản tăng và tạo đỉnh cao.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng phân kỳ RSI không đáng tin cậy khi thị trường có các xu hướng mạnh. Điều này có nghĩa là lúc thị trường có xu hướng giảm mạnh vẫn có thể xuất hiện nhiều phân kỳ dương trước khi chạm đáy thực. Do đó, các phân kỳ RSI sẽ phù hợp hơn với các thị trường ít biến động (có các chuyển động đi ngang hoặc các xu hướng không rõ ràng).

Sử dụng RSI như thế nào?

Có một số yếu tố quan trọng cần xem xét khi sử dụng chỉ báo Chỉ số Sức mạnh Tương đối, chẳng hạn như cài đặt, mức (30 và 70) và phân kỳ dương/âm. Tuy nhiên, bạn nên luôn nhớ rằng không có chỉ báo kỹ thuật nào hiệu quả 100% – đặc biệt nếu sử dụng chỉ báo riêng lẻ. Do đó, nhà giao dịch nên cân nhắc việc sử dụng chỉ báo RSI cùng với các chỉ báo khác để tránh các tín hiệu sai.

Tổng kết

Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích, đây là những kiến thức cơ bản mà bạn cần biết khi tham gia thị trường crypto. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ tới cộng đồng để mọi người cùng biết tới nhé.

Hãy theo dõi các trang mạng xã hội của Coin Mới để cập nhật các bài viết, tin tức sớm nhất nhé.

Tin tức khác

Bitcoin Halving lần thứ 4 đã hoàn thành

Cột mốc 4 năm 1 lần, Bitcoin halving thứ...

Kraken mua lại TradeStation nhằm mở rộng hoạt động tại Mỹ

Kraken đã đạt được thoả thuận chuyển nhượng từ...

4 COMMENTS

Comments are closed.

Index