Một điều lạ lùng là thị trường tiền điện tử không quan tâm lắm tới việc ai sẽ là người chiến thắng tại Nhà Trắng. Rồi Thượng viện và cả Hạ viện Hoa Kỳ.
Tại sao? Bởi vì cả hai bên đã thề sẽ in và chi thêm hàng nghìn tỷ đô-la với hy vọng cứu vãn nền kinh tế vốn đã rất suy yếu.
Đế chế nào rồi cũng sẽ đến hồi suy tàn… khi sự lười biếng và hách dịch lên ngôi thì tất cả mọi lý luận đều là vô nghĩa. Dường như chúng ta chưa từng thấy việc in tiền liều lĩnh nào như vậy trước đây.
Cách đây vài thiên nhiên kỷ, người La Mã đã từng làm như vậy và hậu quả của việc in tiền mất kiểm soát là đẩy nhanh sự sụp đổ của đế chế này.
Nhìn vào cuộc bầu cử hiện tại, có thể thấy rõ ràng sự quản lý yếu kém chưa từng có của nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ không thay đổi. Vì dụ, tất cả những gì chúng ta nghe được về Washington là…
- Thâm hụt ngân sách không phải là vấn đề lớn
- Chi tiêu nhiều không thành vấn đề
- Và việc in tiền với số lượng lớn không gây ra lạm phát
Chúa ơi, nếu bạn tin điều này… thì đúng là không còn gì để nói nữa cả. Đừng nghĩ rằng đây chỉ là vấn đề của Hoa Kỳ. Nó là mô thức chung của các chính phủ, và những gì xảy ra trên đất Mỹ sẽ ảnh hưởng tới toàn thế giới.
THỜI KỲ CHUYỂN GIAO CỦA SỰ LỤI TÀN
Hãy nhìn xem, chúng tôi không nói việc in tiền trắng trợn là nguyên nhân duy nhất của tất cả các tệ nạn trên thế giới. Nhưng không thể phủ nhận đó là một triệu chứng của một hệ thống tài chính đang trên bờ vực sụp đổ.
Đổi mới, đầu tư và làm việc chăm chỉ trung thực, tất cả các giá trị cơ bản của Mỹ, đã nhường chỗ cho tham nhũng, chủ nghĩa thân hữu – và báo chí đang được trả tiền để lấp liếm tất cả.
Điều đó đưa chúng ta đến với hành động gần đây của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và Uỷ ban Giao dịch Hàng hoá Tương lai. Họ buộc tội BitMEX điều hành bất hợp pháp một sàn giao dịch phái sinh không có giấy phép và vi phạm Đạo luật Bảo mật Ngân hàng.
Người sáng lập BitMEX, Arthur Hayes, sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Thực tế, ông đã phát minh ra các hợp đồng phái sinh hiện được sử dụng để giao dịch hàng trăm tỷ đô-la mỗi tháng.
Đây là cảnh giới cao nhất của trí tuệ Mỹ.
Ông ta được khen thưởng như thế nào? Bằng cách bị gắn mác tội phạm. Và cho tội danh gì? Vi phạm luật thường được sử dụng để bảo vệ các ngân hàng lớn và có quan hệ chính trị tốt khỏi sự cạnh tranh không đáng có.
Tại sao chúng tôi nói điều này?
Bởi vì cũng như chính phủ Hoa Kỳ đang cố gắng huỷ hoại BitMEX, chúng ta biết được rằng người không lồ ngân hàng J.P.Morgan đang âm thầm giải quyết một vụ kiện vì cố ý thao túng thị trường kim loại quý, khiến các nhà đầu tư mất 300 triệu đô-la. Không có bất kỳ một cáo buộc hình sự nào.
LẠI MỘT LẦN NỮA!
Nghe giống như năm 2008, phải không? Hàng chục triệu người Mỹ mất nhà cửa. Hàng chục ngân hàng cố ý và sẵn sàng lừa đảo các nhà đầu tư. Nhưng không một ai phải bồi thường hoặc đi tù.
Cho dù có tranh cãi gay gắt đến đâu, sẽ cần nhiều hơn một cuộc bầu cử Tổng thống để thực sự giải quyết bất kỳ vấn đề nào trong số này. Và thị truờng tiền điện tử hiểu điều này. Có lẽ …
- Hệ thống pháp luật và chính trị cũ của Hoa Kỳ càng hỗn loạn, thì tài sản tiền điện tử càng phát triển mạnh.
- Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ càng đàn áp giao dịch tiền điện tử, họ càng thúc đẩy sự đổi mới ở các quốc gia khác. Điều này thậm chí còn khiến cho các đối thủ toàn cầu của Hoa Kỳ như Trung Quốc hay Nga trông còn có vẻ tốt khi đem ra so sánh.
- Và nếu họ càng thao túng tiền tệ, thì càng có nhiều người trên khắp thế giới rút tiền ra khỏi hệ thống tiền pháp định hiện tại và chuyển sang tiền điện tử, khiến nhu cầu của chúng ngày càng tăng cao.
Bởi vậy, cho dù bạn làm gì, sẽ không có gì được gọi là “một cuộc sống bình thường” sau cuộc bầu cử này cả. Cho dù ai là người chiến thắng, chặng đường phía trước của chúng ta cũng rất gian nan. Và cuộc cách mạng đang diễn ra, không gì có thể ngăn cản được nó cả.