12 C
Vietnam
Sunday, 22 December
HomeĐầu tưNgười mớiĐồng Ethereum là gì? Hướng dẫn về Ethereum cho người mới

Đồng Ethereum là gì? Hướng dẫn về Ethereum cho người mới

Date:

Đăng kí theo dõi

- Nhận các bản tin cập nhật thị trường tiền số liên tục

Đồng Ethereum là gì ?

Ethereum là một cơ sở hạ tầng điện toán mã nguồn mở, phi tập trung toàn cầu, dựa trên công nghệ Blockchain. Nó cho phép các nhà phát triển xây dựng và triển khai hợp đồng thông minh.

Bạn có thể xem nó như một máy tính, nhưng không chạy trên một thiết bị duy nhất. Thay vào đó, nó chạy đồng thời trên hàng ngàn máy tính khắp thế giới. Tức là không có bất kỳ ai là chủ sở hữu.

Khác biệt của ETH và Ethereum

Ethereum là 1 giao thức nhưng đồng tiền của nó được gọi là Ether (ETH)

Tóm lại: Ethereum là một nền tảng Blockchain. ETH là đơn vị tiền tệ của nó

Ethereum giống như Bitcoin và các loại tiền điện tử khác cho phép bạn chuyển tiền điện tử. Tuy nhiên nó còn có khả năng làm được nhiều hơn thế.

Bạn có thể triển khai mã riêng của mình và tương tác với các ứng dụng được tạo ra bởi người khác. Nhờ tính linh hoạt, tất cả các chương trình phức tạp có thể chạy trên Ethereum

Ai là người phát minh ra Ethereum?

Ethereum đã được Vitalik Buterin đề xuất trong một bài blog vào năm 2013. Ông đã mô tả một ý tưởng về một blockchain “Turing complete” – một máy tính phi tập trung mà khi được cung cấp đủ thời gian và tài nguyên, có thể chạy bất kỳ ứng dụng nào.

Các loại ứng dụng có thể được triển khai trên blockchain sẽ chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng của các nhà phát triển.

4 thành viên ban đầu của nhóm phát triển Ethereum là Vitalik Buterin, Mihai Alisie, Anthony Di Iorio và Charles Hoskinson.

Đồng Ethereum

Thông tin cơ bản về đồng Ethereum (ETH)

Đồng Ether được phân phối như thế nào?

Ethereum được ra mắt vào năm 2015 với nguồn cung ban đầu là 72 triệu ETH. Hơn 50 triệu đồng đã được phân phối trong đợt bán công khai (ICO).

Sự sụp đổ của The DAO – Vết thương gắn mãi với lịch sử

Năm 2016, một tổ chức tự trị phân cấp được gọi là The DAO – một bộ hợp đồng thông minh được phát triển trên nền tảng Ethereum ra mắt thu được một khoản vốn kỷ lục 150 triệu USD.

Tuy nhiên, DAO đã bị hack một cách ngoạn mục vào tháng 6. Một cá nhân vô danh đã lấy trộm được khoản tiền trị giá 50 triệu đô la Mỹ. Sự kiện này đã gây ra một cuộc tranh luận đáng kể trong cộng đồng với 2 luồng quan điểm. Một nhóm cho rằng Ethereum nên thực hiện việc chia tách chuỗi (hardfork) để lấy lại số tiền bị đánh cắp. Nhóm còn lại không đồng ý với cách làm này.

Do tranh chấp, Ethereum bị chia thành hai mạng. Phía thiểu số từ chối thực hiện việc chia nhánh tiếp tục sử dụng phiên bản Ethereum Blockchain cũ và gọi nó là Ethereum Classic. Còn phía đa số đã ủng hộ việc chia nhánh chính thức của Ethereum.

Sự khác biệt của Ethereum so với Bitcoin

Sự khác biệt giữa Bitcoin và Ethereum
Sự khác biệt giữa Bitcoin và Ethereum

Bitcoin được tạo ra như một loại tiền tệ và để lưu trữ giá trị. Còn Ethereum được tạo ra như một nền tảng giao dịch hợp đồng thông minh phân tán. Lưu ý rằng Bitcoin cũng có thể xử lý được hợp đồng thông minh và Ethereum cũng có thể được sử dụng như một loại tiền tệ. Ngoài ra, giữa Bitcoin và Ethereum còn có những điểm khác biệt cơ bản sau:

  • Thời gian tạo khối: Ethereum mất 14-15 giây để tạo ra một khối mới, thay vì 10 phút như Bitcoin.
  • Giao thức: Việc sử dụng giao thức GHOST giúp giao dịch Ether nhanh hơn Bitcoin.
  • Nguồn cung: Bitcoin bị giới hạn ở 21 triệu đồng và phần thưởng bị giảm một sửa mỗi 4 năm. Còn Ethereum thì không giới hạn số lượng Ether. 
  • Phí giao dịch: Phí giao dịch của Ethereum được trả bằng Gas (quy đổi ra ether) dựa trên khối lượng tính toán, băng thông, lưu trữ. Còn phí giao dịch Bitcoin bị cạnh tranh trực tiếp với nhau để vào được khối của Bitcoin mà bị giới hạn.
  • Quy tắc thao tác: Ethereum chạy mã Turing-complete, cho phép mọi tính toán được thực thi nếu có đủ khả năng tính toán và thời gian. Tuy nhiên điều này cũng mang lại nhiều rủi ro bị tấn công hơn cho Ethereum so với cấu trúc đơn giản hơn của Bitcoin.
  • Đào Ethereum: Ethereum chống lại việc sử dụng ASIC như Bitcoin. Người đào Ethereum phải sử dụng card đồ họa vì hàm băm của Ethereum yêu cầu sử dụng bộ nhớ.
  • Lịch sử can thiệp: Bitcoin chưa bao giờ can thiệp vào dữ liệu trên sổ cái. Còn Ethereum đã phải chia nhánh sau khi DAO bị tấn công.

Ethereum hoạt động như thế nào?

Mạng Ethereum sử dụng máy ảo Ethereum (EVM) là một phần mềm hoàn chỉnh Turing với nhiệm vụ thực thi các tập lệnh trên một mạng máy tính phân tán và cho phép thực hiện và lưu trữ mọi thứ từ hợp đồng thông minh. Ethereum cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung trên nền tảng của nó. Chẳng hạn như các trò chơi, đăng ký phân phối, tổ chức… và được dựa trên các nguyên tắc:

  • Đơn giản. Là giao thức hoạt động một cách hiệu quả nhất về mặt chi phí lưu trữ dữ liệu và thời gian.
  • Tính quốc tế. Cung cấp mọi ngôn ngữ mà nhà phát triển có thể sử dụng để lập trình bất kỳ hợp đồng thông minh hoặc loại giao dịch nào.
  • Tính mô đun. Giao thức Ethereum được thiết kế theo dạng mô đun và có thể tách rời. Không phân biệt / Không kiểm duyệt. Giao thức không có hạn chế hoặc ngăn chặn các mục đích sử dụng cụ thể.

Địa chỉ ví Ethereum và thông tin trong một giao dịch

Nền tảng Ethereum có 2 loại địa chỉ:

  • Địa chỉ thông thường được tạo ra bởi một cặp khóa private key và public key.
    Ví dụ: “0xb288c067de5f1de9640c53568de0f7cb0cd48919” là địa chỉ của tôi. Khi tôi muốn thực hiện một giao dịch, tôi phải có private key để chứng minh rằng tôi là chủ sở hữu của tài khoản trên. Mỗi địa chỉ có một private key tương ứng và khi mất sẽ không lấy lại được.
  • Địa chỉ contract.
    Khi bạn tạo ra một contract (có thể hiểu là một chương trình máy tính) trên Ethereum, nó sẽ có một địa chỉ xác định. Một contract khi tạo ra sẽ được hiểu là một thực thể tồn tại trên Ethereum network, trong đó chứa các đoạn chương trình máy tính để phục vụ cho một mục đích nào đó. Bạn sẽ tương tác với mỗi contract khác nhau thông qua các địa chỉ khác nhau.

Dưới đây là các giá trị chính trong một giao dịch:

Các thông số trong một giao dịch Ethereum
Các thông số trong một giao dịch Ethereum

Mỗi giao dịch trên Ethereum bạn đều phải trả phí cho thợ đào, vì thợ đào sẽ là những người thực hiện tính toán cho bạn và chứng thực giao dịch thông qua việc đào khối. Thợ đào sẽ gom các giao dịch lại và thực hiện tính toán cho mỗi giao dịch, sau đó thợ đào sẽ “đào” khối để gắn vào chuỗi của mạng. Khối hợp lệ khi đã được gắn vào chuỗi sẽ nằm mãi mãi và không thể nào thay đổi được.

Các cách để kiếm tiền với Ethereum

Các cách kiếm tiền với đồng Ethereum
Cách kiếm tiền với đồng Ethereum. Nguồn Cointelegraph.

Bạn có thể kiếm tiền với Ethereum, nhưng bạn cũng có thể mất tiền với nó. Các nhà đầu tư dài hạn mua và giữ Ethereum tin rằng nó sẽ tăng giá trong tương lai.

Những người khác chọn giao dịch Ethereum với các đồng tiền điện tử khác để kiếm lợi nhuận ngắn hạn và trung hạn.

Không có chiến lược đúng hay sai. Mỗi nhà đầu tư sẽ có khẩu vị rủi ro khác nhau và các mục tiêu khác nhau.

Các cách phổ biến để sở hữu đồng Ethereum

2 cách phổ biến nhất để có thể sở hữu Ethereum:  

  • Mua Ethereum trên các sàn giao dịch uy tín như Binance, OKEx,…
  • Mua máy đào để Ethereum.

Tạo ví lưu trữ Ethereum ở đâu?

Các loại ví lưu trữ đồng Ethereum
Các loại ví lưu trữ đồng Ethereum

Nếu bạn muốn lưu trữ ETH, bạn có hai tùy chọn chính: ví nóng và ví lạnh.

  • Ví nóng
    Là ví tiền điện tử được kết nối với Internet theo một cách nào đó. Nó là một ứng dụng di động hoặc máy tính cho phép bạn kiểm tra số dư, gửi hoặc nhận ETH. Ví dụ như Trustwallet, Blockchain.com, Metamask,…
  • Ví lạnh:
    Là ví tiền điện tử không được kết nối với Internet. Khả năng bị tấn công là rất thấp do không có vectơ kết nối internet. Tuy nhiên, ví lạnh tương đối khó sử dụng. Một số ví dụ có thể kể đến như Ledged Nano S, Trezon,…

– Ngoài ra, bạn có thể lưu trữ ETH trên các sàn giao dịch uy tín như Binance, OKEx,.. để thuận tiện cho việc giao dịch.

Tổng kết

Hy vọng những kiến thức trên đây về đồng Ether sẽ giúp bạn củng cố cho bản thân nền tảng cơ bản trước khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực tài chính tiền tệ kỹ thuật số. Chúc bạn thành công!

Tin tức khác

Tether đầu tư 775 triệu USD vào nền tảng chia sẻ video Rumble

CEO Tether Paolo Ardoino giải thích rằng khoản đầu...

Mo Shaikh thông báo từ chức CEO của Aptos

Mo Shaikh, người đồng sáng lập công ty vào...

19 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Index