Trong giao dịch có rất nhiều loại đường trung bình động. Tuy nhiên SMA là đường trung bình động cơ bản và dễ tiếp cận nhất. Trong bài viết này, Coin Mới sẽ giới thiệu cho các bạn về đường SMA, cách tính của nó và cách sử dụng trong phân tích kỹ thuật.
Đường trung bình động đơn giản (SMA) là gì?
SMA viết tắt của Simple Moving Average – đường trung bình động giản đơn. Là một trong những chỉ báo được sử dụng đầu tiên trên thị trường. SMA nối các điểm trung bình dịch chuyển của giá đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định tạo thành một đường biến động theo giá đồng coin hoặc cổ phiếu và đã loại trừ các yếu tố bất thường, làm giảm bớt sự biến động và giúp dễ dàng xem xu hướng giá của thị trường.
Cách tính đường trung bình động SMA
Hiện nay, mỗi nhà giao dịch đều có sở thích dùng những đường SMA khác nhau. Phổ biến nhất là SMA (7); SMA (14); SMA (25); SMA (50); SMA (99), SMA (200). Và mỗi đường thể hiện cho một giá trị khác nhau.
Ví dụ: Bạn mở nến khung 1 Ngày, thì đường SMA (7) là đường trung bình của 7 ngày tính theo giá đóng cửa của 7 ngày trước đó. Tương tự:
- SMA (14) là của 14 ngày trước đó.
- SMA (25) là của 25 ngày trước đó.
- SMA (50) là của 50 ngày trước đó.
- SMA (99) là của 99 ngày trước đó.
- SMA (200) là của 200 ngày trước đó.
Trên thực tế, chúng ta không có bất kỳ sự phân biệt về việc sử dụng đường SMA nào. Điều này phụ thuộc vào sở thích, thói quen và hệ thống giao dịch của người sử dụng. Bởi mỗi đường có một công dụng, chức năng khác nhau. SMA (7); SMA (14) dùng cho ngắn hạn. SMA (25); SMA (50) thường dùng cho trung hạn. Còn SMA (99) và SMA (200) dùng cho dài hạn.
Ý nghĩa của đường SMA
Có vô vàn các công cụ phân tích mới, phức tạp được tạo ra. Nhưng đường SMA vẫn được hầu hết các nhà giao dịch sử dụng. Có lẽ vì SMA thực sự mang lại hiệu quả và lại dễ tiếp.
SMA chỉ ra xu hướng của thị trường, do đó nó hỗ trợ chúng ta dự đoán giá trong tương lai. Nhìn vào độ dốc của đường SMA, bạn có thể đoán giá sẽ biến đổi như thế nào để ra quyết định. Đường SMA phản ứng chậm do đó nó loại bỏ được các biến động nhiễu ngắn hạn. Vậy nên về dài hạn, SMA khá đáng tin cậy.
Vì đặc tính phổ biến và dễ tiếp cận nhất trên thị trường nên phần nào đó SMA phản ánh khá sát với tâm lý của các nhà giao dịch tại các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.
Do SMA tính trung bình nhiều phiên giao dịch, nó thường phản ứng chậm nên phát tín hiệu mua bán chậm. Do đó, độ nhạy của trung bình SMA tương đối thấp so với những biến động trong ngắn hạn.
Nhưng ” Muộn vẫn hơn không” chứ!
Có thể bạn chưa biết: Nến Nhật Là Gì? Tìm Hiểu Về Nến Nhật Cho Người Mới.
Cách giao dịch với đường trung bình động SMA
Đây là các tín hiệu đường SMA đưa ra mà chúng ta có thể nhận thấy:
Tín hiệu mua: xảy ra khi đường SMA nhỏ hơn vượt lên đường SMA lớn hơn.
- Đường Giá vượt lên đường SMA7
- Đường Giá vượt lên đường SMA14
- Đường SMA7 vượt lên SMA 14 (tín hiệu tăng)
Tín hiệu bán: xảy ra khi đường SMA lớn hơn cắt xuống đưới đường SMA nhỏ hơn.
- Đường Giá cắt xuống dưới SMA 25
- Đường Giá cắt xuống dưới SMA 7
- Đường SMA 25 cắt xuống dưới đường SMA 7 ( tín hiệu giảm )
CẢNH BÁO: Giao dịch tiền điện tử tiềm ẩn nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với bạn. KHÔNG PHẢI LÀ CỨ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT HOẶC SỬ DỤNG CÁC CHỈ BÁO CÓ THỂ GIÚP BẠN CHIẾN THẮNG. Do đó hãy cân nhắc kỹ lượng và làm chủ bạn thân trước khi đưa ra quyết định giao dịch.
Tổng kết
Trên đây là tất cả những thông tin về đường SMA và hướng dẫn sử dụng mà COIN MỚI tổng hợp được từ các tài liệu muốn gửi đến bạn. Chúc các bạn có những kết quả tốt trong giao dịch.
Nếu thấy bài viết hay và có ích, bạn hãy chia sẻ tới bạn bè, cộng đồng để mọi người cùng biết tới. Cảm ơn các bạn rất nhiều
Comments are closed.