13 C
Vietnam
Monday, 23 December
HomeDeFiFantom và hành trình trở thành "Đế chế tiền điện tử" (2018...

Fantom và hành trình trở thành “Đế chế tiền điện tử” (2018 – 2022)

Date:

Đăng kí theo dõi

- Nhận các bản tin cập nhật thị trường tiền số liên tục

80 / 100

Giá Fantom (FTM) đã tăng đáng kể từ khi Andre Cronje xuất bản một chủ đề về lịch sử tài chính và báo cáo dòng tiền tích cực của Fantom trên Medium. Dưới đây là quá trình Fantom từng bước trở thành ông lớn hùng mạnh trong ngành công nghiệp tiền mã hóa.

Giai đoạn 2018 – 2020

  • Ngày 16 tháng 6 năm 2018 — Fantom đã huy động vốn được 40 triệu đô la (chủ yếu bằng ETH @ $450-$700).
  • Tháng 12 năm 2018 — Fantom bán ETH sang USD với mức giá trung bình thấp hơn đáng kể so với giá tăng. Fantom chỉ còn lại gần 5 triệu đô.
  • Các chi phí chính bao gồm 3 triệu đô + phí niêm yết cho các sàn giao dịch, 500.000 đô + “phí tài trợ” cho các influencers. Fantom quyết định không bao giờ trả tiền cho exchange lists hoặc các influencers nữa. Fantom trở nên vô cùng tiết kiệm. Đóng băng marketing. Chỉ thuê các nhân viên thiết yếu và chủ chốt. Những nhân viên level-C đều bị giảm lương, một số phải làm việc không công. Blockchain này cố gắng “đốt cháy” dưới 500.000 đô mỗi năm.
  • Ngày 7 tháng 5 năm 2019 — Fantom chỉ còn lại gần 2.000.000 đô la không phải FTM. 100.000.000 FTM có trị giá khoảng 900.000 USD.
  • Fantom định kỳ bán FTM để tài trợ cho các chi phí ngoài kế hoạch.
  • Ngày 2 tháng 2 năm 2020 — Fantom chỉ còn lại hơn $3.000.000 đô không phải FTM. 45.000.000 FTM có giá trị khoảng 400.000 USD.
  • Fantom bắt đầu tích cực tham gia vào lĩnh vực tài chính phi tập trung bằng cách sử dụng lợi nhuận để mua FTM.
  • Ngày 28 tháng 2 năm 2020 — Mục tiêu của Fantom là tăng trưởng 8.000.000 đô la trước cuối năm 2020. Điều này sẽ giúp công ty đốt 1.500.000 đô la / năm và Fantom cần mở rộng quy mô.
  • Tháng 3 năm 2020 — Đốt được 600,000 đô / năm. Fantom đang kiếm được 20% APY trên 3.000.000 đô la, tức là khoảng 600.000 đô la / năm. Công ty đã quyết định mở rộng quy mô.
  • Tháng 6 năm 2020 — COMP ra mắt. Kiếm $20,320 / tuần từ sUSD, kiếm $39,071 / tuần từ COMP. Từ 2.000.000 đô nay đã lên thành 6.000.000 đô (bao gồm FTM).
  • Ngày 12 tháng 7 năm 2020 — +57.933.544 FTM ngoài thị trường. Tổng tài sản ở mức 8.000.000 đô la, chủ yếu thông qua việc yield farming trên COMP và SNX.
  • Ngày 13 tháng 7 năm 2020 – có tổng cộng 207.378.636 FTM nắm giữ trong quỹ.
  • Ngày 20 tháng 8 năm 2020 – 18.000.000 đô la (đã bao gồm FTM), trong đó 11.000.000 đô stable coin, 7.000.000 đô FTM. Một nhà cung cấp dịch vụ RPC đưa ra mức giá 8.000.000 đô la để hợp nhất nhưng Fantom từ chối.
  • Ngày 30 tháng 10 năm 2020 — Tổng tài sản tới lúc này là 27.114.975 đô la. Bao gồm cả các locked token là tương đương với 39,687,104 đô. Fantom đã gần đạt được số tiền 40.000.000 đô la được huy động ban đầu.

Giai đoạn 2021 – 2022

  • Ngày 1 tháng 1 năm 2021 — Tổng tiền tới thời điểm đầu năm 2021 là 51.684.378 đô la (bao gồm FTM), doanh thu hàng năm đạt 2.009.849 đô la.
  • Ngày 2 tháng 2 năm 2021 — Ước tính công ty có 146.792.798 đô la, trong đó có khoảng 20.000.000 đô stable coin, ~50.000.000 đô la FTM, ~50.000.000 đô la CRV.
  • Ngày 15 tháng 2 năm 2021 — Thu nhập trên 1.000.000 đô / tuần.
  • Ngày 23 tháng 2 năm 2021 — Fantom đưa ra thông báo bán 81.500.000 FTM cho Alameda với mức giá trung bình là 0,428831, và tổng giá trị bán ra là 34.949.726,5 USD.
  • Ngày 24 tháng 2 năm 2021 — Fantom bán 10.384.165 FTM cho Blocktower với giá 5.000.000 USD.
  • Ngày 3 tháng 5 năm 2021 — Lúc này tổng tài sản đã là 1.478.471.641 đô la (gần 1 tỷ rưỡi đô la) (bao gồm FTM), thanh khoản 300.000.000 đô. Fantom đã mở rộng quy mô và tăng burn rate. Hơn 400.000.000 FTM đã được đốt cháy.
  • Ngày 30 tháng 9 năm 2021 — 263.000.000 đô la (không bao gồm FTM).
  • Ngày 5 tháng 1 năm 2022 — Alameda yêu cầu gia hạn hợp tác nhưng Fantom từ chối.
  • Ngày 14 tháng 1 năm 2022 — Một sàn giao dịch yêu cầu Fantom 300.000.000 đô la cho listing nhưng Fantom lại từ chối.
  • Tháng 5 năm 2022 — Khoản lỗ 50.000.000 đô la BOO, CRV, YFI, CVX và ETH. Tuy nhiên vẫn sở hữu hơn 100.000.000 đô la stable coin.
  • Tháng 10 năm 2022 — Một sàn giao dịch NFT yêu cầu Fantom 100.000.000 đô la deploy nhưng lại bị từ chối.
  • Tháng 11 năm 2022 — Hơn 450.000.000 FTM, hơn 100.000.000 đô la stable coin, hơn 100.000.000 đô la dưới dạng tài sản tiền điện tử cùng 50.000.000 đô la dưới dạng tài sản phi tiền điện tử. Tỷ lệ salary burn là 7.000.000 đô / năm. Điều này cho thấy Fantom có thể duy trì trong vòng ít nhất 30 năm nữa.
Fantom Foundation.
Fantom Foundation.

Tổng doanh thu

  • Trình xác thực — Fantom chạy 9 trình xác thực, với tổng số cổ phần là 60.708.615 FTM. Điều này mang lại cho Fantom xấp xỉ 4.182.823,5735 FTM / năm.
  • Người ủy quyền — Fantom ủy quyền khoảng 60.000.000 FTM cho validators Fantom. Điều này mang lại cho công ty xấp xỉ 4.100.000 FTM / năm.
  • Doanh thu mạng — Hệ sinh thái Fantom kiếm được 10% tổng phí giao dịch.

Với phí giao dịch trung bình hàng ngày là 30.000 FTM, điều này mang lại cho Fantom trên 1.000.000 / năm. Phí trung bình cho mỗi giao dịch dưới 0,005 đô la.

  • Doanh thu defi — Fantom kiếm được khoảng 5.980.000 đô la từ các chiến lược defi khác nhau trên hệ sinh thái Fantom và Ethereum.
  • Fantom hiện kiếm được trên 10.000.000 đô la / năm, không bao gồm bất kỳ khoản lãi vốn nào.

Chốt lại, Fantom đang có dòng tiền dương và vẫn đang tiếp tục mở rộng quy mô.

Bài học rút ra

  • Đừng cố gắng cạnh tranh với các đối thủ bằng cách “tích hợp”, “listing” hay “partnerships”. Không giống các đối thủ cạnh tranh của Fantom, nền tảng này sở hữu một lượng FTM tương đối nhỏ. Hầu hết các L1 có thể so sánh sở hữu từ 50% – 80% nguồn cung token. Khi mới ra mắt, Fantom chỉ sở hữu ít hơn 3%, ngày nay Fantom sở hữu hơn 14%. Fantom muốn mua token của chính mình hơn, Fantom không bán token của mình để đổi lấy các mối quan hệ đối tác.
  • Các công ty blockchain không tạo ra doanh thu. Trở thành validator không phải là một phần của nền tảng, Fantom làm điều đó để hỗ trợ mạng lưới đáng tin và nhờ đó Fantom kiếm được lợi nhuận. Tuy nhiên, đây không phải là một phần của hoạt động kinh doanh cốt lõi, vốn đang xây dựng L1 mạnh mẽ và có thể mở rộng nhất. Doanh thu mạng là thứ duy nhất đối với Fantom, nhưng một lần nữa, những khoản phí này không được lên kế hoạch cho foundation, chúng sẽ trở thành doanh thu nền tảng cho các dapp khởi chạy trên Fantom. Một lần nữa, đây không phải là hoạt động kinh doanh cốt lõi, bất kỳ dapp nào khởi chạy trên Fantom cũng sẽ kiếm được. Quản lý ngân quỹ và tài chính phi tập trung đã được lịch sử chứng minh rằng không phải hoạt động kinh doanh cốt lõi của Fantom.
  • Trên thực tế, các công ty blockchain chỉ kiếm tiền bằng cách bán token, đây là những mô hình hữu hạn.
  • Fantom dành nhiều thời gian để so sánh các mô hình hữu hạn với các mô hình vô hạn. Fantom đặt ra các vấn đề, “liệu sự hợp tác này tạo ra tác động gì trong 10 năm tới”, “làm thế nào để Fantom duy trì hoạt động này trong 10 năm”, “nếu chúng tôi trả tiền cho lần ra mắt này, thì mất bao lâu trước khi đối tác này triển khai trên các chuỗi khác”. Fantom sẽ căn cứ vào các câu trả lời và từ đó đưa ra quyết định.
  • Ngoài ETH, Fantom là L1 không phân nhánh lâu đời nhất với bất kỳ TVL thực nào. Fantom đã hoạt động được hơn 4 năm và dự định sẽ tiếp tục hoạt động trong ít nhất 30 năm nữa.
  • Nếu toàn bộ mô hình doanh thu của bạn đang có là nhờ vào việc bán token của bạn, thì bạn đang tự làm hại chính bản thân, blockchain và những người ủng hộ.
  • Nếu defi không tồn tại, Fantom có thể sẽ không hoạt động ngày hôm nay. Họ tin rằng điều này cũng đúng với nhiều công ty khác.

Trên đây là bài phân tích về hành trình trở thành ông hoàng trong làng tiền điện tử của Fantom mà Coinmoi muốn gửi tới các bạn.

Đừng quên theo dõi các kênh cộng đồng của Coinmoi để cập nhật tin tức sớm nhất nhé!

Tin tức khác

Tether đầu tư 775 triệu USD vào nền tảng chia sẻ video Rumble

CEO Tether Paolo Ardoino giải thích rằng khoản đầu...

Mo Shaikh thông báo từ chức CEO của Aptos

Mo Shaikh, người đồng sáng lập công ty vào...
Index