12 C
Vietnam
Monday, 23 December
HomeKinh tế chungKinh tế Đông Nam Á gặp khó khăn, nội tệ mất giá...

Kinh tế Đông Nam Á gặp khó khăn, nội tệ mất giá so với USD

Date:

Đăng kí theo dõi

- Nhận các bản tin cập nhật thị trường tiền số liên tục

76 / 100

Kinh tế Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc đồng USD tăng giá, nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc và giá dầu tăng.

Báo Nikkei Asia cho biết tỷ giá các đồng tiền ở Đông Nam Á so với đồng USD đang ở mức thấp nhất từ đầu năm đến nay, với mức giảm mạnh nhất thuộc về các đông ringgit của Malaysia và baht Thái Lan. Tình trạng này khiến một số chính phủ và nhiều doanh nghiệp trong khu vực lo lắng về ảnh hưởng kinh tế từ tình trạng mất giá của đồng nội tệ.

Đồng tiền mất giá khiến chi phí nhập khẩu của các quốc gia này tăng lên nhưng những nhà xuất khẩu không được hưởng lợi do tinh hình kinh tế tại các thị trường xuất khẩu có nhiều bấp bênh. Nội tệ rớt giá còn dẫn đến nguy cơ dòng vốn tháo chạy và lạm phát.

Các đồng nội tệ mất giá

Từ đầu năm đến nay, ringgit và baht là hai đồng tiền mất giá mạnh nhất so với USD tại Đông Nam Á, với mức giảm tương ứng 6,9% và 4,4% tính đến ngày 13/10. Tiền đồng của Việt Nam giảm 3,4% so với USD, trong khi rupiah của Indonesia và đôla Singapore giảm tương ứng 2,1% và 0,7%.

kinh te dong nam a
Tỷ giá đồng tiền Đông Nam Á so với USD.

Tình trạng mất giá đến từ việc đồng USD tăng giá mạnh khi  Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất cao hơn lâu hơn, đẩy không chỉ tỷ giá USD mà cả lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cùng tăng mạnh. Do lãi suất của các tài sản Mỹ cao hơn, nhà đầu tư đổ xô mua các tài sản đó, dẫn tới dòng vốn ngắn hạn chảy khỏi Đông Nam Á và làm suy yếu các đồng tiền tại khu vực này. Hôm 4/10, đồng ringgit giảm xuống mức thấp nhất 10 tháng so với USD, với 4,729 ringgit đổi 1 USD.

Không chỉ riing Đông Nam Á, các đồng tiền như nhân dân tệ Trung Quốc, đồng yên Nhật Bản, đồng tiền chung châu Âu Euro, đồng bảng Anh, đôla Australia, đôla New Zealand cũng chung số phận.

Những đánh giá mang tính lạc quan

Nhà phân tích Richard Bullock của công ty quản lý đầu tư Newton Investment Management cho biết đến thời điểm hiện tại sự mất giá của các đồng tiền ở Đông Nam Á đang ở mức “có thể quản lý được”. “Bên cạnh đó, cán cân thanh toán của các nước trong khu vực vẫn lành mạnh và dự trữ ngoại hối đủ lớn để cân đối sự rút lui của dòng vốn ngắn hạn”, ông Richard Bullock nói thêm.

Kinh tế Trung Quốc đang có những chuyển biến tích cực. Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS), tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này tăng 4,9% trong quý 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này giảm nhiều so với mức tăng 6,3% ghi nhận trong quý 2 nhưng vượt kỳ con số dự báo tăng 4,4% mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát do hãng tin Reuters thực hiện.

kinh te trung quoc
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng quý so với cùng kỳ năm trước.

So với quý 2, GDP quý 3 của Trung Quốc tăng 1,3%, cao hơn mức tăng 0,5% ghi nhận trong quý 2 và cao hơn con số dự báo là tăng 1%.

Tuy nhiên, giá dầu tiếp tục tăng vẫn sẽ gây áp lực lên nền kinh tế Đông Nam Á. Ngân hàng đầu tư  Morgan Staney dự báo giá dầu sẽ giữ trên mức 90 USD/thùng cho tới giữa năm 2024 và gây ảnh hưởng không nhỏ đến lạm phát trong khu vực.

Cùng theo dõi Coinmoi để cập nhật những tin tức thị trường, kiến thức đầu tư cũng như những bài review dự án chất lượng nhé!

(Coinmoi Tổng hợp).

Tin tức khác

Tether đầu tư 775 triệu USD vào nền tảng chia sẻ video Rumble

CEO Tether Paolo Ardoino giải thích rằng khoản đầu...

Mo Shaikh thông báo từ chức CEO của Aptos

Mo Shaikh, người đồng sáng lập công ty vào...