21 C
Vietnam
Friday, 24 January
HomeĐầu tưNhững tiêu chí lựa chọn đồng tiền điện...

Những tiêu chí lựa chọn đồng tiền điện tử tốt để HODL ?

Date:

Đăng kí theo dõi

- Nhận các bản tin cập nhật thị trường tiền số liên tục

Kể từ khi Bitcoin ra đời năm 2009, và trở thành đồng tiền mã hoá đầu tiên phát triển trên công nghệ Blockchain. Trong lịch sử, giá trị đồng Bitcoin khi mới được đưa vào sử dụng rất rẻ, thậm chí nó còn được cho không, được tặng cho những người chơi game, hoặc đào được rất dễ, rất nhanh và rất nhiều. Trải qua gần 10 năm độ khó của việc khai thác bitcoin lên xuống thất thường và cái tên Bitcoin mới có được giai đoạn “nở rộ” đầu tiên vào năm 2017. Và đạt đỉnh 64000$ vào năm 2021. Sự phát triển của đồng tiền mã hoá này được giới chuyên gia dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng trưởng và phát triển mạnh trong những năm tiếp theo, bởi sự thừa nhận và tham gia đầu tư của các tập toàn, quỹ đầu tư lớn như: Micro Stragety, Grayscale … Hay sự tham gia của các tỉ phú lớn như Elon Musk đánh dấu một bước tiến cực kì lớn của Bitcoin nói riêng và thị trường tiền điện tử nói chung.

crypto exchange

Thị trường Crypto currency là thị trường có quy mô giá trị vốn hóa tăng trưởng nhanh nhất trong các thị trường tài chính hiện nay. Tuy nhiên quy mô hiện tại còn rất nhỏ, vào thời điểm cao nhất, vốn hoá của toàn bộ thị trường tiền điện tử mới chỉ bằng vốn hoá của Apple, cho thấy tiềm năng tăng trưởng của thị trường còn rất lớn.

Tuy nhiên, nhiều người đầu tư mới giá nhập thị trường thường gặp phải thua lỗ rất nhiều, do thiếu cơ sở kiến thức căn bản, thiếu thông tin, hoặc là nghe lời giới thiệu của người quen đầu tư vào những đồng tiền rủi ro cao, hay có nguy cơ mất trắng.

Cũng như bất kì thì trường đầu tư nào nhưư: Bất động sản, chứng khoán, khi tham gia vào thị trường tiền điện tử bạn cần phải trang bị cho mình các kiến thức nền căn bản. Trong bài viết này, Coinmoi sẽ đưa ra một số tiêu chí căn bản phục vụ cho việc đầu tư nắm giữ hay còn gọi là con đường trở thành HOLDER.

Phân tích cơ bản (FA) là gì?

Phân tích cơ bản (FA) là phương thức tiếp cận được các nhà đầu tư sử dụng để thiết lập “giá trị nội tại” của một tài sản hoặc của một doanh nghiệp. Thông qua xem xét một số yếu tố bên trong và bên ngoài, các nhà đầu tư tập trung chính vào việc phân tích liệu rằng tài sản hoặc doanh nghiệp nói trên có được định giá quá cao hay đang được định giá thấp hơn. Sau đó, họ có thể tận dụng các thông tin đó để quyết định vào lệnh hoặc thoát lệnh một cách chiến lược.

Các nhà phân tích cơ bản truyền thống ( như chứng khoán ) thường xem xét các chỉ số kinh doanh để tìm ra giá trị thực của doanh nghiệp.

Các số liệu cần chú ý khi phân tích cơ bản tiền điện tử ?

Trên thực tế, ta không thể đánh giá đồng tiền điện tử thông qua cùng một lăng kính với các doanh nghiệp truyền thống. Nếu có thì cũng chỉ có các dịch vụ phi tập trung như Bitcoin mới được xem là gần với hàng hóa hơn cả. Tuy nhiên, ngay cả với các đồng tiền điện tử có tính tập trung cao hơn (chẳng hạn như tiền điện tử do các tổ chức phát hành) thì các chỉ số Phân tích Cơ bản truyền thống vẫn không thể phản ánh nhiều điều.

Vì vậy, người đầu tư cần phải chú ý sang các thông tin khác nhau. Bước đầu tiên trong quá trình này đó là xác định các chỉ số mạnh. Những đồng tiền có các số liệu mạnh là những đồng tiền khó có khả năng thao túng. Ví dụ: Số lượng người theo dõi Twitter hay Telegram/Reddit có lẽ không phải là thước đo tốt vì chúng ta có thể dễ dàng tạo ra những tài khoản giả mạo hoặc mua tương tác trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Điều quan trọng cần lưu ý đó là không có biện pháp duy nhất nào có thể đem tới cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về đồng tiền đang đánh giá. Bạn có thể nhìn vào con số thể hiện các địa chỉ lưu trữ token, coin hoạt động trên blockchain và thấy nó đang tăng mạnh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp một người nào đó thực hiện chuyển tiền qua lại cho chính bản thân mình bằng những địa chỉ khác nhau, nhằm tăng số lượng giao dịch, địa chỉ ví nắm giữ.

Trong phần sau, chúng ta sẽ cùng xem xét ba loại chỉ số FA về tiền điện tử: các số liệu trên chuỗisố liệu dự án và số liệu tài chính.

Số liệu mạng lưới

Các số liệu trên chuỗi là những chỉ số có thể được quan sát bằng cách xem xét các dữ liệu do blockchain cung cấp.

Bạn có thể thông tin từ các trang web hoặc các API như CoinMarketCap hoặc các  nguồn bổ sung gồm có các biểu đồ dữ liệu Coinmetric hoặc các báo cáo dự án của Binance Research.

Khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch là một thước đo khá tốt để đánh giá các hoạt động đang diễn ra trên một mạng lưới. Bằng cách vẽ biểu đồ số cho các khoảng thời gian đã định (hoặc bằng cách sử dụng đường trung bình động), có thể thấy hoạt động thay đổi như thế nào theo thời gian.

Lưu ý rằng cần phải xử lý các chỉ số này một cách thận trọng. Cũng như với các địa chỉ đang hoạt động, ta không thể chắc chắn về việc liệu rằng chỉ có duy nhất một bên đang chuyển tiền qua lại giữa các ví của họ để làm tăng hoạt động trên chuỗi hay không.

Giá trị giao dịch

Để không bị nhầm lẫn về số lượng giao dịch, giá trị giao dịch cho chúng ta biết bao nhiêu tiền đã được giao dịch trong một khoảng thời gian. Ví dụ, nếu tổng mười giao dịch trên Ethereum có giá trị 50$ mỗi giao dịch được gửi đi trong cùng một ngày, chúng ta có thể nói rằng khối lượng giao dịch hằng ngày là 500$. Chúng ta có thể đo giá trị giao dịch bằng một loại tiền tệ fiat như USD hoặc cũng có thể đo nó bằng đơn vị gốc của giao thức (ETH).

Địa chỉ hoạt động

Địa chỉ hoạt động là các địa chỉ blockchain hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Có nhiều cách khác nhau để tính toán số lượng các địa chỉ hoạt động nhưng phương pháp phổ biến hơn cả đó là tính tổng số lượng cả người gửi và người nhận trong từng giao dịch trong một khoảng thời gian đã định (ví dụ như ngày, tuần, hay tháng). Một số người cũng người lại thực hiện xem xét số lượng các địa chỉ duy nhất theo hướng tích lũy, nghĩa là theo dõi tổng số địa chỉ duy nhất theo thời gian.

Hthng đi ngũ: Phát trin – Lp trình viên – Qun tr

Hệ thống đội ngũ phát triển dự án quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của crypto

Những vấn đề được đặt ra: Ai thực hiện? Uy tín của đội ngũ thế nào? Có bao nhiêu người? Các lợi ích của họ liên quan?

Đội ngũ phát triển dự án ( Dev Team )

Có 4 yếu tố bạn cần phải tìm hiểu khi phân tích yếu tố về Team của dự án:

Sự minh bạch về các cá nhân tham gia: Trong một số trường hợp có một số crypto được lập ra rồi thổi giá lên sau đó người lập ra bán xả crypto và rút lui mặc kệ cộng đồng người đến sau. Những người sáng lập đó thường dấu danh tính của mình, chính vì thế sự minh bạch về tên tuổi, địa chỉ và hình ảnh cá nhân cũng là một sự đảm bảo vì ít ra người đó có sự cam kết nhất định về uy tín của mình.

Tài năng của các nhân sự tham gia: Tài năng của các nhân sự tham gia nhóm là điều quan trọng. Nhiều dự án crypto được lập ra nhưng người lập ra nó thực sự không đủ khả năng và sự hiểu biết, mà chỉ sửa vài thông số trong mã nguồn từ crypto khác để tạo ra crypto mới sau đó quảng cáo rầm rộ. Với những crypto được tạo ra bởi người sáng lập trên thì các crypto đó không được đánh giá cao, không có giá trị thực chất.

Sự đa dạng của các tài năng trong nhóm: Nếu các thành viên chỉ có khả năng lập trình, hay chỉ có khả năng quảng cáo hoặc truyền thông giỏi thôi thì không đủ cho sự phát triển dài hạn mà nhóm phát triển dự án cần có sự đa dạng về khả năng và bổ khuyết cho nhau.

Sự cam kết của những thành viên quan trọng: Sự đa dạng về tài năng của các thành viên trong đội ngũ là điều quan trọng nhưng không có sự cam kết giữa các thành viên thì cũng khó có thể thành công, vì việc phát triển một loại tiền điện tử mới cần phải qua nhiều giai đoạn khó khăn. Vì thế, những Crypto mà đội ngũ của nó không nhiệt tình theo đuổi lâu dài thì cũng không thể giữ vững giá trị của nó.

Sách trắng – White paper

Bạn cần phải đọc white paper  của mọi dự án trước khi đầu tư. white paper  là một loại tài liệu kỹ thuật cho chúng ta biết tổng quan về dự án tiền điện tử. white paper  tốt là loại xác định rõ rằng các mục tiêu của mạng và cung cấp cho chúng ta những nhìn nhận sâu sắc về:

  • Công nghệ được sử dụng (có phải là công nghệ mã nguồn mở hay không?)
  • Đồng tiền điện tử đó được sử dụng như thế nào ?
  • Lộ trình phát triển và các tính năng mới
  • Kế hoạch cung cấp và phân phối coin hoặc token

Bạn nên tham khảo cùng lúc thông tin này về dự án. Những giới chuyên môn nói gì về dự án? Các mục tiêu đặt ra có tính thực tế, khả thi không?

Đối thủ cạnh tranh

White paper phải cho chúng ta biết tài sản tiền điện tử đang nhắm tới cách thức sử dụng nào. Ở giai đoạn này, cần xác định các dự án cạnh tranh cũng như các cơ sở hạ tầng kế thừa mà nó đang tìm cách thay thế.

Bạn cần phải phân tích chặt chẽ các yếu tố này. Bản thân một tài sản cũng có vẻ đã hấp dẫn nhưng các chỉ số giống nhau áp dụng cho các tài sản tiền điện tử tương tự lại có thể tiết lộ cho chúng ta ít hơn những chỉ số khác nhau.

Quá trình phân tích hoạt động của đồng tiền điện tử và phân phối ban đầu

Có một số dự án tạo ra các token để giải quyết việc các vấn đề đặt ra. Không nói tới việc bản thân dự án không khả thi mà những mã token liên quan của nó cũng có thể không đặc biệt hữu ích. Do đó, cần phải xác định xem liệu rằng mã token có thực sự tiện ích hay không. Hay liệu rằng những tiện ích đó có phải là thứ mà thị trường công nhận, liệu giá trị của tiện ích ấy nằm ở mức nào?

Một yếu tố quan trọng khác cần phải xem xét với khía cạnh này đó là cách thức phân phối nguồn tiền ban đầu. Tiền điện tử được phân phối qua ICO, IEO  hay người dùng có thể có được bằng cách khai thác? Trong trường hợp tiền điện tử được phát hành thông qua ICO hoặc IEO, white paper cần đưa ra số lượng tiền mà những nhà sáng lập và Đội ngũ nắm giữ cũng như số tiền còn lại cho các nhà đầu tư. Trong trường hợp thứ hai, bạn có thể tìm bằng chứng về việc người tạo ra tài sản khai thác trước (khai thác trên mạng trước khi công bố).

Chú trọng vào số lượng token hoặc coin được phân phối cũng có thể cho ta biết về những rủi ro có thể gặp phải . Ví dụ: nếu phần lớn nguồn cung do một số ít các bên sở hữu thì chúng ta có thể đi đến kết luận rằng đầu tư vào mạng lưới này có rủi ro do các bên này cuối cùng vẫn sẽ thao túng thị trường.

Picture1 14.02.48
Bảng phân bổ token MAPS qua các vòng, số lượngg, tỉ lệ khoá, ngày mở khoá

Vốn hóa thị trường

Giá trị vốn hoá thị trường (hoặc giá trị mạng lưới) được tính bằng cách nhân lượng cung lưu hành với giá hiện tại.

Cần chú ý đến số lượng token phát hành thực tế vì theo lý thuyết, người ta có thể dễ dàng phát hành một mã token vô dụng với nguồn cung mười triệu đơn vị. Nếu chỉ có một trong số một triệu mã token này được bán với giá 1$ thì vốn hóa thị trường của nó sẽ là 10 triệu đô.  Nếu không có đề xuất giá cao thì khó có việc thị trường hơn sẽ quan tâm tới mã token này.

Cần lưu ý thêm một điều nữa, ta không thể xác định thực sự có bao nhiêu đơn vị đang lưu thông một loại tiền điện tử hoặc một mã token. Số lượng coin có thể bị đốt, khóa có thể mất và số tiền cũng đơn giản có thể bị lãng quên trong các ví vì các vấn đề liên quan đến bảo mật. Thay vào đó, chúng ta có thể thấy được những con số gần đúng, có thể cố gắng lọc ra những loại tiền không còn trong lưu thông.

Tuy nhiên, vốn hóa thị trường được sử dụng rộng rãi để tìm ra tiềm năng tăng trưởng của mạng lưới. Một số nhà đầu tư đánh giá rằng những đồng tiền có “vốn hóa nhỏ” có nhiều khả năng tăng trưởng hơn so với những đồng tiền có “vốn hóa lớn”. Tuy nhiên, người khác tin rằng những đồng tiền có vốn hóa lớn có ảnh hưởng mạnh hơn đối với mạng lưới và do đó, chúng có nhiều cơ hội hơn so với những đồng tiền có vốn hóa nhỏ, chưa xác định.

Thanh khoản và khối lượng

Xác định Tính thanh khoản là tài sản mà chúng ta không gặp vấn đề gì khi bán với mức giá giao dịch của nó. Một khái niệm liên quan khác đó là thị trường thanh khoản. Đây là một thị trường tràn ngập các Ask và Bid (dẫn tới chênh lệch về bid-ask sát sao hơn).

Một vấn đề chúng ta có thể gặp phải với thị trường thanh khoản đó là chúng ta có khả năng không thể bán được tài sản của mình với giá “hợp lý”. Điều này tức không có người mua nào sẵn sàng thực hiện giao dịch, khiến chúng ta chỉ còn hai lựa chọn: giảm giá chào bán hoặc đợi tính thanh khoản tăng lên.

Khối lượng giao dịch là chỉ số có thể giúp chúng ta xác định tính thanh khoản. Nó có thể được đo theo một số cách và có thể cho thấy giá trị đã được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, các biểu đồ hiển thị khối lượng giao dịch trong ngày (tính theo đơn vị gốc hoặc theo đô la).

Việc làm quen với việc xác định tính thanh khoản có thể giúp ích trong việc thực hiện các phân tích cơ bản. Cuối cùng, tính thanh khoản còn đóng vai trò như một chỉ số thể hiện sự quan tâm của thị trường đối với một khoản đầu tư tiềm năng.

Cơ chế cung cấp

Đối với một số nhà đầu tư, cơ chế cung cấp một loại tiền hay token là những đặc tính thú vị nhất xét từ quan điểm đầu tư. Điển hình là các mô hình như tỷ lệ Stock-to-Flow (S2F) đang ngày càng trở nên phổ biến với những người đầu tưBitcoin.

Nguồn cung tối đanguồn cung lưu thông và tỷ lệ lạm phát có thể được xem xét tạo cơ sở cho các quyết định. Một số loại tiền sẽ giảm số lượng đơn vị mới được sản xuất theo thời gian để thu hút các nhà đầu tư, khiến họ tin rằng nhu cầu các đồng xu phát hành mới sẽ vượt quá khả năng sẵn có. 

Tổng kết

Nếu được nghiên cứu kĩ lưỡng, phân tích cơ bản có thể đem lại cho chúng ta những thông tin giá trị về tiền điện tử mà các phân tích kỹ thuật không thể mang lại được. Khả năng tách giá trị trường ra khỏi giá trị “thực” của mạng là một kỹ năng quan trọng cần có khi mua bán, phương pháp này phù hợp với việc mua nắm giữ, giao dịch dài hạn.

Trên đây là tất cả thông tin về các tiêu chí khi lựa chọn đầu tư tiền điện tử mà Coin Moi muốn gửi tới các bạn. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ tới cộng đồng để mọi người cùng biết tới nhé. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết. 

Tin tức khác

Binance Labs đổi tên, lấn sân AI khi CZ làm cố vấn

Binance Labs, phòng thí nghiệm công nghệ của sàn...

Donald Trump: Mỹ sẽ là “thủ đô về AI và crypto thế giới”

Donald Trump đã phát biểu trước Diễn đàn Kinh...
Index