22 C
Vietnam
Wednesday, 16 October
HomeTin tứcBitcoinOnchain tuần 42/2024: Sự cân bằng cung-cầu Bitcoin

Onchain tuần 42/2024: Sự cân bằng cung-cầu Bitcoin

Date:

Đăng kí theo dõi

- Nhận các bản tin cập nhật thị trường tiền số liên tục

84 / 100

Trong lịch sử, sự thắt chặt về phía nguồn cung Bitcoin là tiền đề cho một chế độ biến động tăng cao. Thời điểm diễn ra sự cân bằng đạt được giữa tài sản do nhu cầu mới nắm giữ và HODLers hiện có, có xu hướng không tồn tại lâu.

Bitcoin: Absolute Realized Profit + Realized Loss

Tốc độ của dòng vốn mới tiếp tục giảm kể từ khi Bitcoin đạt mức ATH $73K vào tháng 3 năm 2024. Do tính chất ngang hàng (p2p) của mạng Bitcoin, người mua và người bán được khớp với nhau trên cơ sở 1-1. Do đó, việc đo lường các số liệu Lợi nhuận thực hiện hoặc Lỗ thực hiện có thể đóng vai trò đại diện cho mức độ vốn mới vào hoặc ra khỏi mạng.

Xem xét biểu đồ có thể thấy rằng thị trường Bitcoin hiện có khoảng 0,73 tỷ USD vốn mới chảy vào mạng hàng ngày, con số này không phải là không đáng kể nhưng thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 2,97 tỷ USD được thiết lập vào tháng 3/2024.

Phía cầu cho thấy sự chú ý của nhà đầu tư và dòng cầu mới trong phạm vi giá này tương đối im lặng và chưa thấy làn sóng thứ hai đáng kể từ đầu năm đến nay.

image 62
Nguồn: Glassnode

Bitcoin: Illiquid and Long-Term Holder Supply Divergence

Sau khi xem xét phía cầu có phần mờ nhạt, tiếp theo ta sẽ đánh giá phía cung. Biểu đồ này mô tả một số thước đo về “nguồn cung sẵn có”, bao gồm nguồn cung của các nhà đầu tư ngắn hạn và nguồn cung có tính thanh khoản cao. So sánh chúng với các thước đo về “nguồn cung được lưu trữ hoặc nằm giữ” như của các nhà đầu tư dài hạn hoặc nguồn cung được lưu trữ trong các kho lạnh.

Chúng ta có thể thấy sự gia tăng trong nhiều tháng của các thước đo “nguồn cung được lưu trữ”, cho thấy sự ưu tiên giữ coin (HODLing) của những người nắm giữ hiện tại. Điều này đã dẫn đến sự sụt giảm các thước đo “nguồn cung lưu hành”, cho thấy rằng có ít coin hơn được giao dịch trong phạm vi giá hiện tại.

image 63
Nguồn: Glassnode

Bitcoin: Inter-Cycle Capital Rotation Ratio

Chúng ta đã thiết lập được cả sự suy giảm về nhu cầu và sự thắt chặt về phía cung. Để củng cố đánh giá này, chúng ta có thể xem xét tỷ lệ tài sản của mạng lưới do hai nhóm này nắm giữ. Hành vi của các nhóm này được xem xét theo khung sau:

Short-Term Indicator [<1 tháng] 🔴: Đây là giá trị thực của vốn hoặc tài sản đã giao dịch trong 30 ngày qua. Nhóm này tương ứng chặt chẽ với nhu cầu, bao gồm các nhà đầu tư mới đưa vốn mới vào thị trường.

Long-Term Indicator [1-2 năm] 🔵: Phần cung này đạt đỉnh trong giai đoạn hình thành đáy của bear market. Nhóm này đại diện cho các nhà đầu tư dài hạn, không nhạy cảm với giá, đã tích lũy trong và giữ qua suốt bear market.

So sánh trực tiếp tài sản của áp lực mua với niềm tin HODL, ta nhận thấy sự giảm dần của nhu cầu mới. Nhu cầu mới cao hơn đáng kể so với thời kỳ thị trường gấu năm 2022 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh vào tháng 3.

Chúng ta chưa thấy sự tăng mạnh và bền vững trong nhu cầu mới, điều thường đi kèm với các đỉnh chu kỳ. Tương tự, chúng ta cũng chưa bắt đầu trải qua sự gia tăng trong áp lực HODLing, điều thường xuất hiện trong các thị trường giá giảm sâu. Điều này đặt thị trường hiện tại vào một giai đoạn cân bằng.

image 64
Nguồn: Glassnode

Bitcoin: Supply in Profit Market Bands

Hiệu suất của Bitcoin trong vùng quan trọng này gắn chặt với chỉ số “Supply in Profit” (nguồn cung có lợi nhuận). Chỉ số này cho thấy sự lạc quan có xu hướng tăng lên khi một phần lớn các nhà đầu tư có lợi nhuận. Hiện tại, tỷ lệ nguồn cung có lợi nhuận đang kiểm tra lại điểm chuyển đổi tâm lý này. Nếu mức này được giữ vững, nó có thể hỗ trợ cho sự tăng trưởng của thị trường và có khả năng đẩy giá Bitcoin lên cao hơn.

Nhìn vào các thị trường tăng giá trước đây, chẳng hạn như năm 2016 và 2020, Bitcoin đã duy trì xu hướng tăng mạnh khi giá của nó nằm giữa ngưỡng tâm lý này và vùng lạc quan. Nếu ngưỡng này bị vượt qua, khả năng cao chúng ta có thể thấy các đợt tăng giá tương tự.

Dựa trên các chuyển động giá hiện tại và chỉ số nguồn cung có lợi nhuận, miễn là Bitcoin giữ vững mức hiện tại, xác suất xảy ra một đợt giảm mạnh là khá thấp. Tuy nhiên, nếu giá giảm xuống dưới mức này, tâm lý thị trường có thể chuyển sang bi quan, dẫn đến các đợt giảm giá. Ngược lại, nếu ngưỡng này bị vượt qua, nó có thể kích thích thêm sự lạc quan và tăng cơ hội đạt được các mức giá cao mới.

image 65
Nguồn: CryptoQuant

Tổng Kết

Trong khi nguồn cung Bitcoin đang lưu hành tiếp tục thu hẹp, thì ở phía dòng cầu vẫn khá im lặng và chưa có dấu hiệu của đợt sóng thứ 2 trong năm 2024. Theo lịch sử, tình trạng thắt chặt cung cấp của Bitcoin thường là dấu hiệu báo trước cho giai đoạn biến động cao, tiềm ẩn khả năng xảy ra những biến động mạnh về giá trong tương lai gần.

Bitcoin đang thử thách một mức tâm lý quan trọng, và việc phá vỡ trên mức này có thể mở đường cho một sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Còn mọi người nghĩ thị trường sắp tới sẽ như thế nào? Cùng chia sẻ quan điểm của mình trong Group Telegram của Coinmoi nhé. Hẹn mọi người vào số Onchain thứ 43/2024 để xem các chỉ số biến động như thế nào trong thời gian này.

Tin tức khác

Grayscale đề xuất chuyển đổi quỹ multi-crypto thành ETF

Grayscale đã yêu cầu SEC cho phép chuyển đổi...

Canary Capital nộp đơn S-1 ETF cho Litecoin

Canary Capital đã nộp đơn S-1 để đề xuất...
Index