13 C
Vietnam
Saturday, 21 December
HomeĐầu tưCâu chuyện Bán Khống Chứng Khoán Thảm Khốc Của Robert Wilson

Câu chuyện Bán Khống Chứng Khoán Thảm Khốc Của Robert Wilson

Date:

Đăng kí theo dõi

- Nhận các bản tin cập nhật thị trường tiền số liên tục

Short Selling – Bán khống là gì ?

Bán khống là việc bán những chứng khoán mà không thuộc sở hữu bởi người bán. Được thúc đẩy bởi niềm tin rằng giá chứng khoán sẽ giảm cho phép nó được mua lại với mức giá thấp hơn để kiếm lời.

Short selling có thể được thực hiện bởi hoạt động đầu cơ, hoặc bởi mong muốn tự bảo hiểm các rủi ro giảm giá . Vì rủi ro thua lỗ về mặt lý thuyết là vô hạn nên việc bán khống chỉ nên được sử dụng bởi các nhà đầu tư/nhà giao dịch giàu kinh nghiệm vốn quen thuộc với rủi ro của nó.

Việc này cũng tương tự như việc bạn mượn một món đồ của thằng bạn, sau đó bán nó đi và bỏ tiền vào túi mình. Một thời gian sau, bạn ra chợ mua một món đồ giống như vậy rồi trả lại thằng bạn mình.

Điều mà bạn mong muốn trong trường hợp này là gì?

Bạn sẽ có lời nếu mua lại được món đồ với giá rẻ hơn bạn đã bán, phần chênh lệch đó là của bạn.

Ngược lại, bạn sẽ lỗ nếu bán ở mức giá thấp nhưng phải mua lại để trả với mức giá cao.

Đó chính là bán khống

Trong trường hợp bạn bán khống cổ phiếu hay chứng khoán phái sinh nào đó, người cho bạn vay chứng khoán không biết được khoảng chênh lệch mà bạn kiếm được hay mất đi. Tất cả những giao dịch trên thực hiện thông qua các website/phần mềm giao dịch do các công ty môi giới chứng khoán tiến hành.

Việc bán khống có thể ảnh hưởng đến thị trường và tạo ra một dòng xoáy đi xuống nếu số lượng chứng khoán đủ lớn. Một thương vụ bán khống là việc bán khống trái phiếu nước Anh của George Sorosthu lời 1,1 tỷ USD chỉ trong vòng 1 tuần vào năm 1992. Điều này đã làm đồng bảng Anh sụt giá thê thảm, nước Anh phải rút ra khỏi cơ chế tỷ giá hối đoái Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Anh bị thiệt hại ước tính 3,4 tỷ Bảng Anh. Soros được giới đầu tư gọi là kẻ huỷ diệt Ngân hàng Trung ương Anh

Một giao dịch bán khống ngoạn mục khác là sự đánh cược của John Paulson đối với chứng khoán thế chấp dưới chuẩn của Mỹ khiến cho công ty của ông thu lợi 15 tỷ USD trong năm 2007.

Tuy nhiên, việc bán khống trong ngắn hạn có lợi là tạo ra thanh khoản cho thị trường và ngăn không cho cổ phiếu lên giá cao với sự lạc quan quá mức. Nó cũng được xem là một công cụ để quản lý rủi ro danh mục đầu tư.

Một điều lưu ý là bạn sẽ không nhận được tiền bán khống chứng khoán sau khi bán cho đến khi bạn hoàn trả lại khoản vay và đóng cửa giao dịch.

Ví dụ như bạn bán khống 100 cổ phiếu Apple ở mức giá 160 USD. Sau đó bạn có thể chờ cho cổ phiếu Apple giảm xuống 140 USD, và quay lại mua 100 cổ phiếu này ở mức 140 USD. Bạn trở về nhà với mức lợi nhuận 2.000 USD (20×100).

Trong ví dụ này, sau khi bán khống bạn không thể lấy được 16.000 USD và đi nghỉ mát dài ngày được. bạn phải duy trì một lượng tiền dằn cọc trong tài khoản gọi là ký quỹ. Khi giá cổ phiếu bắt đầu hạ xuống dưới 160 USD, bạn có thể mua lại và bán ra từ từ và được rút bớt số tiền chênh lệch đó.

Nhưng nếu giá cổ phiếu Apple vẫn tiếp tục tăng thì sao?

Thế thì bạn phải đưa thêm tiền ký quỹ để bù đắp phần lỗ.

Điều đáng sợ ở đây là khi bạn cho rằng giá cổ phiếu Apple sẽ giảm nhưng các nhà đầu tư khác thì không nghĩ vậy và thị trường vẫn tiếp tục đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn.

Viễn cảnh cổ phiếu Apple tăng lên 200 USD/cổ phiếu sẽ đáng sợ nhỉ. Lúc này bạn buộc phải đưa thêm tiền ký quỹ vào để bù đắp. Nếu không, bạn buộc phải mua lại 100 cổ phiếu với giá 200 USD để trả nợ và tổn thất nặng nề.

Nếu bạn đã bán khống một cổ phiếu đang lên giá, bạn cảm giác như thể nó sẽ tiếp tục tăng và tăng lên vô tận theo thời gian.

Câu chuyện bán khống thảm khốc nhất trong thời hiện đại

Thế đấy, trong số những câu chuyện cổ tích về việc bán khống thành công (như George Soros chẳng hạn) là những câu chuyện kinh hoàng về những người bán khống tuyệt vọng. Họ nhìn cổ phiếu đang tăng dần một cách không giới hạn, trái với mọi lẽ phải và logic.

Robert Wilson, một nhà từ thiện nổi tiếng và cũng là một nhà đầu tư giỏi đã tạo ra lợi nhuận trung bình hằng năm khoảng 30%. Vào năm 1978, Wilson đã trả một cuộc phiêu lưu bán khống đáng nghiên cứu. Forbes đã gọi đó là trò chơi bán khống thảm khốc nhất trong thời hiện đại (The Most Catastrophic Short Play in Modern Times).

Ông đã bán khống 200.000 cổ phiếu của Resorts International với giá 15 USD và chứng kiến nó tăng giá lên 190 USD chỉ trong 3 tháng sau đó. Ông lỗ hơn 30 triệu USD trong phi vụ này.

Điều ngạc nhiên và may mắn là ông vẫn kiếm được tỷ suất lợi nhuận 25% cho toàn bộ khoản đầu tư của mình năm đó. Wilson ước tính lẽ ra ông sẽ kiếm được tỷ suất lợi nhuận từ 50-70% nếu không bị thua lỗ từ phi vụ bán khống Resorts International.

Dù vậy, bạn vẫn nên nhớ về câu chuyện này nếu bạn đang có ý định bán khống chứng khoán.

Bạn phải có nhiều hơn một niềm tin chắc chắn rằng cổ phiếu sẽ mất giá.

Có thể bạn muốn xem: Bull And Bear Market là gì ? Những điều cần biết

Kiên Huỳnh

Tin tức khác

Tether đầu tư 775 triệu USD vào nền tảng chia sẻ video Rumble

CEO Tether Paolo Ardoino giải thích rằng khoản đầu...

Mo Shaikh thông báo từ chức CEO của Aptos

Mo Shaikh, người đồng sáng lập công ty vào...

2 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Index