19 C
Vietnam
Friday, 22 November
HomeKinh tế chungLạm phát trong năm 2023 và những điều chính phủ không muốn...

Lạm phát trong năm 2023 và những điều chính phủ không muốn bạn biết

Date:

Đăng kí theo dõi

- Nhận các bản tin cập nhật thị trường tiền số liên tục

90 / 100

Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó (theo Wikipedia). Tất cả mọi người đều biết tới định nghĩa này, thế nhưng sự thật đằng sau nó thì không phải ai cũng biết tới. Trong ngày hôm nay hãy cùng đi tìm hiểu xem nguyên nhân của lạm phát và cách mà chính phủ tận dụng nó để điều phối kinh tế.

Lịch sử hình thành của tiền giấy

Công cụ trao đổi – vật ngang giá chung

Kể từ thời nguyên thủy, sau khi biết trồng trọt và chăn nuôi, ban đầu con người chỉ tự canh tác và tự hưởng thụ thành quả của chính mình, nhưng với sự thông minh dần dần năng suất được cải thiện và lúc này sản phẩm thừa ra rất nhiều. Tới một thời điểm, những nhà gần nhau nảy ra ý định trao đổi sản phẩm qua lại rồi lâu dần hình thành những khu vực chung trao đổi (tương tự như chợ ở thời hiện đại).

Ban đầu người ta trao đổi trực tiếp như người A có 3 con gà muốn đổi lấy 1 con dê của người B, người B lại muốn đổi 3 con gà để lấy 1 con lợn của người C,… Nhưng nhu cầu càng ngày càng tăng và việc trao đổi trở nên phức tạp, người A không thể có đủ 3 con gà để đổi lấy dê hoặc người B chỉ muốn đổi lấy 1 con gà.

Lúc này người ta tạo ra một vật quy ước chung để có thể dễ dàng trao đổi hơn, từ đó người A có thể đổi con gà lấy 5 hạt ngọc trai, rồi sau đó dùng ngọc trai để đổi lấy các món đồ khác. Từ ý tưởng đó, mỗi nơi tự quy định cho mình một loại vật ngang giá chung để trao đổi như: tấm da hổ, lông chim,… hình thành nên những cơ sở đầu tiên của tiền tệ.

Nhưng không lâu sau đó họ nhận da những vật ngang giá chung có nhược điểm là dễ dàng kiếm được ngoài tự nhiên và mặt khác những vật ngang giá phải dễ bảo quản. Ví dụ ngọc trai thì có thể kiếm được ngoài tự nhiên một cách dễ dàng nếu như ở gần khu vực có sông suối, mặt khác những viên ngọc trai qua quá trình trao đổi bị chà sát và sức nóng của mặt trời làm cho chúng dễ bị sỉn màu, bị hỏng.

Do đó người ta đi tìm kiếm một vật ngang giá phải thật hiếm, dễ dàng bảo quản không bị hao hụt hay hư hỏng theo thời gian đồng thời được chấp nhận rộng rãi ở mọi nơi.

Bản vị vàng – Hệ thống tiền tệ mới

Sau một thời gian, người ta phát hiện ra Vàng là một thứ kim loại rất đẹp, dễ tạo hình, khó bị ăn mòn hay hư hỏng lại được nhiều người mong muốn sở hữu. Từ đó Vàng trở thành vật chung để trao đổi, nhiều nơi bắt đầu đúc vàng thành các hình thù nhằm dễ dàng hơn trong quá trình trao đổi. Các kim loại khác như Bạc hay Đồng cũng dần được sử dụng như Vàng, đồng thời người ta bắt đầu đúc thành thỏi hoặc đồng xu và quy ước giá trị cho chúng và bắt đầu hình thành khái niệm về “tiền”.

lam phat1

Nhưng vấn đề xảy ra khi mua một đồ vật có giá trị, người ta cần rất nhiều tiền, chẳng hạn như mua mảnh đất, mua con ngựa,… Việc mang theo tiền đến nơi mua bán rất khó khăn, đôi khi cần tới vài xe tiền khiến cho việc vận chuyển cũng như kiểm đếm mất nhiều thời gian.

Để làm thuận tiện hơn cho mọi giao dịch, nhà nước phát minh ra một tờ giấy gọi là “minh chứng có tiền” và do nhà nước đảm bảo. Trên mỗi tờ giấy sẽ có số lượng tiền tương đương mà họ đã gửi vào các kho tiền và người dân có thể cầm những tờ giấy đó đến kho tiền đổi lại vàng bất cứ lúc nào.

Cách phát hành này được gọi là bản vị Vàng, nhà nước sẽ bảo chứng các tờ giấy bằng số lượng Vàng trong kho lưu trữ để đảm bảo con số trên giấy và số Vàng thực tế luôn luôn bằng nhau (tương tự cơ chế stablecoin hiện tại neo theo tiền USD)

Sự hình thành của tiền giấy (tiền pháp định)

Nhờ những tờ giấy minh chứng, các giao dịch trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn khiến cho người dân không còn nhu cầu chuyển lại Vàng nữa. Nhà nước tiến hành thay những tờ minh chứng bằng một loại tiền mới, tạo những mẫu tiền trên giấy với những giá trị khác nhau và lúc này số Vàng tích trữ trong kho không còn ngang bằng với số tiền có trên thị trường nữa.

lam phat 5

Tiền giấy lâu dần được phát triển, giá trị của tiền giấy được nhà nước phát hành bảo đảm. Vậy nên nhà nước càng lớn, càng có quyền lực thì đồng tiền càng có giá trị, điều này vẫn đúng cho tới thời điểm hiện tại. Qua thời gian phát triển, tiền giấy không còn chỉ giới hạn ở một công cụ hỗ trợ việc giao dịch mua bán mà giờ đây tiền giấy còn là cách để chính phủ kiểm soát các hoạt động của người dân và điều này chính là điều mà chính phủ không muốn bạn biết

Lạm phát và những điều chính phủ không muốn bạn biết

Khái niệm về cung tiền

Ở trên chúng ta đã nói tới việc tiền giấy được phát hành ra bởi nhà nước, do đó nhà nước hoàn toàn có thể in ra nhiều tiền hơn số lượng cần thiết nhằm kích thích việc giao dịch. Cho tới thời điểm hiện tại, các đồng tiền từ các chính phủ cũng được vận hành như vậy.

Để dễ hiểu hơn chúng ta hãy lấy ví dụ ở Việt Nam, lúc này chúng ta cần quan tâm tới khái niệm “cung tiền” với các cấp độ:

Cung tiền M0 (Money Supply M0) là lượng tiền mặt do ngân hàng Trung Ương đang phát hành được lưu thông.

Cung tiền M1 (Money Supply M1) là tổng lượng tiền M0 kết hợp thêm tiền của các ngân hàng Thương mại gửi tại Ngân hàng Trung Ương.

Cung tiền M2 (Money Supply M2) là tổng lượng tiền M1 kết hợp với các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng

Cung tiền M3 (Money Supply M0) là tổng lượng tiền M2 kết hợp thêm các khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng dưới dạng chuyển đổi như trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ,…

Lạm phát luôn xảy ra, nguyên nhân do đâu?

Ngân hàng Trung Ương – cỗ máy in tiền

Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy giá của một sản phẩm theo chiều dài thời gian sẽ tăng dần và không bao giờ giảm về lại được mức giá cũ. Ví dụ như một cái bánh mì kẹp thịt vào năm 2008 bạn có thể mua với giá 5 ngàn, nhưng cùng một cái bánh tương tự vậy tới năm 2023 bạn phải mua nó với giá 20 ngàn. Điều đó chứng tỏ lạm phát luôn xảy ra và tiếp diễn, chúng ta không thể ngăn nó lại được.

Nguyên nhân của lạm phát đến từ lượng cung tiền M0 là tiền được phát hành mới từ Ngân hàng Trung Ương luôn được đẩy mạnh ra thị trường để nhằm phát triển kinh tế. Giai đoạn 2009 – 2012 Việt Nam đối mặt với những hệ luỵ sau suy thái, Nhà nước buộc phải ra những chính sách cứu cánh và kích cầu nhằm vực dậy nền kinh tế.

Thời điểm này buộc Ngân hàng Trung Ương phải in tiền đem ra thị trường để giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nền kinh tế,…

lam phat 66

Việc Ngân hàng Trung Ương in tiền buộc phải tuân theo quy tắc nhất định nếu không muốn phá hỏng nền kinh tế, trong đó có việc phải tích trữ ngoại hối hoặc dự trữ vàng theo tỉ lệ nhất định. Nhưng trong thời điểm này chính phủ không có đủ tài sản như vậy và đó là lúc phải đi vay những chủ nợ (như FED, như IMF,…) để có thể đảm bảo đủ điều kiện in tiền. Đó cũng là lý do vì sao các quốc gia cũng “nợ” hay gọi theo đúng tên là “nợ công”.

Sự tăng trưởng và đỉnh của chu kỳ kinh tế

Sau khi in tiền, Ngân hàng Trung Ương bắt đầu bơm tiền ra thị trường bằng các chính sách tài khoá như giảm lãi xuất vay, mua lại nợ xấu,… để nền kinh tế có thể vực dậy. Với nguồn tiền mới được bơm ra thị trường, các công ty có vốn để mở rộng sản xuẩt, người dân có thể dễ dàng vay tiêu dùng, đầu tư,… giúp thị trường trở nên sôi động hơn. Trong quãng thời gian này, kiếm tiền trở nên dễ dàng hơn càng khiến thị trường giao dịch sôi nổi hơn giúp cho nền kinh tế phát triển.

Nhưng niềm vui này không được lâu, tới một thời điểm khi ai cũng có thể kiếm tiền một cách dễ dàng, nhiều người sẽ phát sinh những nhu cầu đầu tư và hưởng thụ. Từ đó thị trường đi theo hướng phát triển các ngành tài chính, bất động sản và dịch vụ, không còn chú trọng tới việc sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp (ngành có tỉ suất lợi nhuận thấp).

Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trên thị trường bắt đầu không đáp ứng đủ nhu cầu, vì dòng tiền mạnh và kiếm tiền dễ nên người ta sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có được mặt hàng mong muốn. Lâu dần, những sản phẩm được người dùng quan tâm sẽ tăng giá chóng mặt, người dân bắt đầu nhận ra chi phí cho những nhu cầu thiết yếu tăng lên.

Điều này khiến họ trở nên đắn đo hơn trong tiêu dùng, bắt đầu cắt giảm chi tiêu cho những ngành hàng không cần thiết khiến chúng không phát triển được, nền kinh tế phát triển chậm lại và dần đi tới đỉnh của chu kỳ kinh tế.

Chỉ báo sức khoẻ nền kinh tế CPI và những góc khuất

Cuối cùng để biết rằng thị trường đang ra sao, các nhà kinh tế sinh ra một phương án, đó là lựa chọn 1 giỏ hàng chứa các sản phẩm thiết yếu của một gia đình cơ bản và tính giá trị trung bình thay đổi của nó theo thời gian hay còn được gọi với cái tên là CPI.

Điều này là vô cùng hợp lý vì như đã thấy ở trên, khi thị trường có biến động, đa phần người dân sẽ chuyển về sử dụng những sản phẩm thiết yếu và loại đi những thứ không cần thiết. Nếu như chọn đúng các sản phẩm thiết yếu và quan sát mức tăng giảm qua thời gian, sẽ phần nào biết được sức khoẻ của nền kinh tế.

Tuy nhiên câu chuyện ở đây đó là phải chọn “đúng” và thường thì sẽ có lúc những nhà kinh tế chọn không được đúng cho lắm để phục vụ cho nhiều mục đích. Tất nhiên khi nghiên cứu để đưa ra chính sách, họ vẫn cần một con số chính xác nên sẽ tìm phương án để chọn một giỏ hàng phù hợp nhất.

Nhưng thực tế thì theo thời gian, nhu cầu của con người sẽ thay đổi, giỏ hàng cũng sẽ bị thay đổi và không thể phản ánh chính xác được. Đồng thời, để có thể trấn an người dân và tạo một bức tranh đẹp thì giỏ hàng cũng sẽ bị chỉnh sửa ít nhiều.

Lạm phát – cơn ác mộng không ngừng

Sau khi những chỉ số sức khoẻ của nền kinh tế bắt đầu xấu đi, chính phủ sẽ ra những chính sách tài khoá để ngắt nguồn cung tiền trên thị trường. Bơm tiền M0 bị ngắt đầu tiên, sau đó các chính sách tài khoá liên quan tới lãi suất sẽ là đòn đánh để cho các bơm M1, M2, M3 lần lượt đẩy tiền về với Ngân hàng Trung Ương. Nhưng điều mà chính phủ không muốn bạn biết rằng, sau mỗi lần bơm tiền thì số tiền thu về bời các chính sách tài khoá sẽ không thể trọn vẹn.

Ví dụ đơn giản, bạn đi lên từ tay trắng, thời điểm bơm tiền bạn làm ăn thuận lợi, đầu tư thắng lớn và dành ra để mua nhà, mua xe,… Lúc này bạn đã có những tài sản tích luỹ cho bản thân, thậm chí có cả những “đế chế nhỏ” của riêng mình như một công ty hay một quán ăn, một cửa tiệm bánh,…

Tới thời điểm khó khăn, bạn có thể thanh lý tài sản, bán công ty hoặc sang nhượng kinh doanh, nhưng dù có cách nào bạn cũng sẽ để lại một khoản tiền để dự phòng cho bản thân để không trở lại tay trắng. Rất nhiều người cũng có cách hành xử với tiền giống như bạn và từ đây thị trường tạo ra điểm neo tiền khiến cho Ngân hàng Trung Ương không thể thu hồi về hết số tiền mình đã in ra. Điều đó khiến cho chiếc bánh mì 5 ngàn sẽ lên giá thành 6 ngàn và không quay trở lại giá cũ.

Cứ thế qua nhiều chu kì lạm phát diễn ra và kéo mức giá của mọi thứ tăng lên theo thời gian. Đó là lúc bạn nhận ra cơn ác mộng này sẽ kéo dài không ngừng

Ai nên chịu trách nhiệm cho lạm phát?

Trước tiên tôi biết chắc chắn bạn đang bực tức vì biết rằng lạm phát sẽ luôn ở đó và hành hạ bạn phải lao tâm khổ tứ với công việc để vật lộn giữa bão giá. Bạn có thể trách chính phủ và Ngân hàng Trung Ương vì chính họ cứ mỗi khi bắt đầu một chu kỳ kinh tế là lại in tiền, vì xét về ngữ nghĩa thì lạm là lạm dụng, phát là phát hành, lạm phát có thể hiểu là việc lạm dụng phát hành tiền của các nhà cầm quyền.

Nhưng có lẽ điều bạn làm tốt hơn đó là hãy chuẩn bị cho mình những phương án để đối phó với lạm phát bởi vì việc in tiền của Ngân hàng Trung Ương là tất yếu trong mỗi chu kì. Bằng việc in tiền ra, nền kinh tế có thể phát triển lại và bạn sẽ có cơ hội để kiếm được tiền, nâng cao cuộc sống của mình hơn. Hãy theo dõi Coinmoi để đón chờ bài viết tiếp theo về cách đối phó với lạm phát.

Cùng theo dõi Coinmoi để cập nhật những tin tức thị trường, kiến thức đầu tư cũng như những bài review dự án chất lượng nhé!

(Coinmoi Tổng hợp).

Tin tức khác

Bitcoin onchain tuần 47/2024: Làn sóng thanh khoản

Bitcoin đang liên tục đạt ATH mới, được hỗ...
Index