20 C
Vietnam
Monday, 25 November
HomePhân tíchHỗ trợ và Kháng cự là gì? Cách giao dịch với Hỗ...

Hỗ trợ và Kháng cự là gì? Cách giao dịch với Hỗ trợ và Kháng cự

Date:

Đăng kí theo dõi

- Nhận các bản tin cập nhật thị trường tiền số liên tục

41 / 100

Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.

Việc hành vi giá sẽ lặp lại chính là 1 trong 2 quan điểm của trường phái Phân tích kỹ thuật.

  • Ngưỡng hỗ trợ là vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ tăng cao hơn. Tại đây áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ mua khi giá đi vào ngưỡng hỗ trợ.
  • Ngưỡng kháng cự là vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ giảm thấp hơn. Tại đây áp lực bán chiếm ưu thế so với áp lực mua. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ bán khi giá đi vào ngưỡng kháng cự.
Hỗ trợ và kháng cự là gì
Ví dụ về Hỗ trợ và Kháng cự

Trong ví dụ là mô phỏng thị trường trong xu hướng tăng.

  • Khi giá đi lên và giảm điều chỉnh, vùng đỉnh cao nhất đạt được trước khi giá tiếp tục xu hướng tăng được gọi là vùng kháng cự.
  • Khi giá tiếp tục tăng trở lại sau điều chỉnh, vùng đáy thấp nhất đạt được trước khi giá điều chỉnh trở lại được gọi là vùng hỗ trợ.

Khi thị trường đang trong xu hướng tăng, vùng kháng cự và hỗ trợ liên tục được hình thành khi thị trường dao động theo thời gian. Tương tự với thị trường trong xu hướng giảm.

Cách xác định vùng Hỗ trợ và Kháng c

Hỗ trợ và kháng cự là vùng giá chứ không phải là một mức giá cụ thể, vì thế rất nhiều trader xác định sai ngưỡng hỗ trợ kháng cự, từ đó có những quyết định giao dịch sai.

Để đơn giản khi xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, bạn hãy lấy vùng giá của bóng nến làm vùng hỗ trợ kháng cự. Nếu vùng đỉnh đáy có nhiều nến, có thể lấy khoảng giá giữa giá cao nhất/thấp nhất và giá đóng/mở cửa gần nhất.

  • Tại đỉnh, vùng kháng cự sẽ là khoảng giá giữa giá cao nhất và giá đóng/mở cửa.
  • Tại đáy, vùng hỗ trợ là khoảng giá giữa giá thấp nhất và giá đóng/mở cửa.

Xem thêm: Kiến thức về Nến Nhật cho người mới.

Ví dụ: Hỗ trợ và kháng cự của Bitcoin 1D

Hỗ trợ và kháng cự của Bitcoin 1D

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng

Khi mới tập xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, bạn sẽ thấy có rất nhiều ngưỡng hỗ trợ kháng cự, bạn sẽ bối rối không biết vùng nào mới là vùng TIỀM NĂNG để giao dịch.

Có 2 loại vùng hỗ trợ kháng cự mà bạn nên tập trung hơn khi giao dịch, đó là:

Vùng hỗ trợ kháng cự quanh giá hiện tại

Trong rất nhiều vùng hỗ trợ và kháng cự thì bạn nên tập trung vào các vùng hỗ trợ kháng cự xung quanh giá hiện tại vì đây là những vùng giá sẽ tiếp cận sớm nhất

Lúc mới giao dịch, tôi đã vẽ rất nhiều vùng hỗ trợ kháng cự lên biểu đồ, vẽ một cách chằng chịt. Sau đó tôi hiểu rằng cần gì vẽ các vùng kháng cự ở quá cao nếu kháng cự ở gần còn chưa bị phá vỡ?

Đây là ví dụ cách vẽ hỗ trợ kháng cự đơn giản.

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng
Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng

Như ví dụ trên bạn chỉ cần vẽ 3 vùng hỗ trợ kháng cự quan trọng gần nhất mà mình dấu “Nên vẽ”.

Vùng hỗ trợ kháng cự đúng khung thời gian

Việc xác định hỗ trợ và kháng cự sai khung thời gian dẫn đến việc lên ý tưởng giao dịch không hợp lý.

Ngoài việc vẽ chằng chịt các ngưỡng hỗ trợ kháng cự, đây cũng là một lỗi rất nhiều người mới mắc phải. Mình sẽ giải thích và hướng dẫn bạn cụ thể.

Đang xem biểu đồ khung thời gian nào thì chỉ vẽ hỗ trợ và kháng cự của khung thời gian đó!

Những cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự

1, Đặt lệnh ngay tại hỗ trợ kháng cự

Như tiêu đề rõ ràng, đó là đặt lệnh Buy ngay tại hỗ trợ và đặt lệnh Sell ngay tại kháng cự.

Những cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự

Lệnh đầu tiên, BUY tại hỗ trợ, đây là một lệnh đúng.
Lệnh thứ hai, SELL tại kháng cự, đây cũng là một lệnh đúng.

Nhưng bạn vẫn cần thêm sự “hỗ trợ” từ các công cụ khác, từ các tín hiệu khác. Điều này làm cho việc đặt lệnh BUY tại hỗ trợ cũng như là việc “kỳ vọng nó sẽ lên” nhiều cao hơn.

Ngoài ra, việc đặt lệnh ngay còn có một nhược điểm bạn sẽ rất thường gặp đó là QUÉT STOP LOSS. Hỗ trợ kháng cự vẫn hoạt động tốt, tuy nhiên việc bóng nến quét mạnh qua hỗ trợ kháng cự rồi mới đảo chiều biến lệnh đáng lẽ win thành lose.

Có thể bạn cũng biết những điều trên, nhưng bạn chưa biết cách làm tốt hơn phải không?

Mình sẽ hướng dẫn bạn cách tăng xác suất chiến thắng, hãy tiếp tục theo dõi.

2, Chờ tín hiệu đảo chiều tại hỗ trợ kháng cự

Tín hiệu đảo chiều bạn cần chờ đợi tại vùng hỗ trợ và kháng cự là tín hiệu gì?

Có nhiều “kiểu” tín hiệu đảo chiều, tùy theo cách nhìn của mỗi người. Đó có thể là tín hiệu breakout Trendline hoặc tín hiệu đảo chiều của SMA, MACD, RSI

Nhưng tín hiệu đảo chiều tôi tin dùng nhất đó là tín hiệu đảo chiều thông qua CÁC MÔ HÌNH NẾN ĐẢO CHIỀU. Có 3 lý do chính cho việc này:

  • Thứ nhất, tín hiệu nến đảo chiều tại hỗ trợ kháng cự là một tín hiệu CHẤT LƯỢNG.
  • Thứ hai, tín hiệu nến đảo chiều xuất hiện khá sớm, giúp cho chúng ta không bỏ lỡ một cơ hội.
  • Thứ ba, có vị trí Stop loss tốt.
Những cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự
Những cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự

Trên khung 4H, BNBUSDT đang trong xu hướng tăng. BNBUSDT có nhịp giảm mạnh sau đó tăng lên lại vùng đỉnh cũ – vùng kháng cự. Bạn sẽ không biết được giá sẽ quay đầu tại vùng đỉnh cũ hay là phá vùng đỉnh để tiếp tục xu hướng tăng.

Bạn chờ đợi phản ứng tại vùng kháng cự và thấy xuất hiện mô hình nến đảo chiều nhấn chìm giảm. Bạn quyết định đặt lệnh SELL ngay khi mô hình nến đảo chiều hoàn thành và đặt Stop loss trên đỉnh mô hình nến đó.

Đây là kết quả của sự chờ đợi:

Những cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự

Bạn thấy đấy, thay vì đặt cược một chút vào sự may mắn như cách 1. Cách 2 giúp bạn tăng xác suất đáng kể khi sử dụng mô hình nến đảo chiều tại vùng hỗ trợ và kháng cự.

Tổng kết

Trên đây là tất cả thông tin về Hỗ trợ và Kháng cự mà CoinMoi muốn gửi tới các bạn. Chúc các bạn có những quyết định đầu tư đúng đắn!

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ tới cộng đồng để mọi người cùng biết tới nhé. Cảm ơn mọi người đã xem bài viết.

Chúc mọi người đầu tư thành công! Đừng quên theo dõi các kênh cộng đồng của Coin Mới để cập nhật tin tức sớm nhất nhé.

Tin tức khác

DeSci liệu có giống như DeFi giai đoạn đầu năm 2019?

Andrew Kang của Mechanism Capital cho biết các giao...

Tether phát hành thêm 3 tỷ USD stablecoin USDt

Theo Tether, hiện tại đã có hơn 134 tỷ...
Index