16 C
Vietnam
Wednesday, 4 December
HomeĐầu tưTop 4 lý do bạn nên sở hữu NFTs?

Top 4 lý do bạn nên sở hữu NFTs?

Date:

Đăng kí theo dõi

- Nhận các bản tin cập nhật thị trường tiền số liên tục

81 / 100

Vào tháng 7 năm 2021, OpenSea, một trong những thị trường NFT phổ biến nhất trên thế giới, được định giá 1,5 tỷ đô la. Con số đáng kinh ngạc đó đã tăng lên 13,3 tỷ đô la vào tháng 1 năm 2022. Và bất chấp sự sụt giảm được chứng kiến trên thị trường, nhu cầu về NFT rõ ràng là rất cao. Nhưng mặc dù niềm đam mê đối với tiền điện tử đã bùng nổ trong năm qua và những người mua mới đang tham gia vào hệ sinh thái với tốc độ không ngừng, thị trường này vẫn đầy rẫy những hoài nghi.

Trong nhiều trường hợp sở hữu NFT, xét cho cùng, chúng ta đang nói về các tệp kỹ thuật số. Làm thế nào để sở hữu một NFT như vậy lại khác với việc chụp ảnh màn hình của một hình ảnh? Liệu “bằng chứng về quyền sở hữu” mà người mua đang khao khát có thực sự có ý nghĩa về lâu dài không? Với tất cả những nghi vấn trên, bạn có nên mua NFT không?

Để giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn nhất, hôm nay Coinmoi sẽ đi sâu vào các lý do chính khiến mọi người sở hữu NFT và tại sao thời điểm mua chúng lại có thể là một quyết định tồi.

NFTs trao quyền cho các nghệ sĩ

Các nghệ sĩ từ lâu đã phải “nhún nhường” dưới quyền của các nhà xuất bản, nhà sản xuất và nhà đấu giá. Họ đưa những nghệ sĩ vào các hợp đồng mà không đem lại lợi ích gì cho những nghệ sĩ này. Những vấn đề ở đây có thể là:

  • Nhiều hợp đồng yêu cầu người sáng tạo từ bỏ quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ (IP) của họ. Do đó, họ không có tiếng nói về việc tác phẩm của họ được điều chỉnh như thế nào, cũng như ở đâu và khi nào nó được trưng bày.
  • Nhiều nghệ sĩ chỉ nhận được một phần tiền chứ không phải toàn bộ cho tác phẩm của họ, và họ sẽ bỏ lỡ lợi nhuận thu được sau đó khi tác phẩm được bán trên thị trường thứ cấp. Kết quả là, phần lợi nhuận chính sẽ thuộc về các tập đoàn đa quốc gia mà họ ký hợp đồng.

NFT có tiềm năng mở ra các mô hình công bằng hơn bằng cách bỏ qua những thế lực đang kiểm soát ngành công nghiệp sáng tạo. Với NFT, các nghệ sĩ có thể đúc kết sáng tạo của họ trên một blockchain và bán tác phẩm của họ một cách độc lập. Điều này cho phép họ giữ lại quyền sở hữu trí tuệ và quyền kiểm soát sáng tạo của mình.

Ngoài ra, nhờ các cơ chế được tích hợp trong blockchain, các nghệ sĩ có thể kiếm được tiền bản quyền từ tất cả các hoạt động bán hàng phụ của tác phẩm của họ. Vì vậy, khi bạn mua NFT ngay cả trên các thị trường thứ cấp, bạn vẫn đang ủng hộ người sáng tạo.

NFT

NFT cũng làm giảm bớt các rào cản gia nhập trong nhiều ngành. Chúng cho phép các nghệ sĩ tránh được những rắc rối, đầu tư tiền bạc và nhiều người trung gian cần thiết khi phân phối các tác phẩm thực tế.

Nói một cách đơn giản, nhiều cá nhân mua NFT vì đó là một cách trao quyền và hỗ trợ tài chính cho những người sáng tạo mà họ yêu thích.

Tính sưu tầm

Xã hội của chúng ta từ lâu đã biết rằng rằng thẻ bóng chày quý hiếm thường có giá trị cao. Mặc dù tốn chưa đến 5 xu để làm ra, một tấm thẻ tân binh Mickey Mantle năm 1952 đã được bán với giá 5,2 triệu đô la. Tại sao lại như vậy? Vấn đề ở đây không phải là thẻ cứng vật lý, mà vấn đề là những gì nó đại diện – lịch sử, độ hiếm, mức độ liên quan tới văn hóa và fandom. Theo nhiều cách, NFT là phiên bản kỹ thuật số của nó.

Cũng giống như những tấm thẻ bóng chày quý hiếm hoặc những tác phẩm nghệ thuật có một không hai, một phần nhu cầu về NFT đến từ tính độc đáo của một mặt hàng kỹ thuật số. Bởi vì mọi NFT đều khác nhau, mong muốn sở hữu NFT như một món đồ sưu tầm làm tăng đáng kể sự hấp dẫn của chúng đối với một số người. Đối với những cá nhân muốn xây dựng bộ sưu tập tài sản kỹ thuật số, NFT mang đến cơ hội duy nhất mà trước đây chưa từng tồn tại bên ngoài thị trường nghệ thuật và sưu tầm truyền thống.

Do đó, các nghệ sĩ ở khắp các lĩnh vực đã cố gắng tăng sự khan hiếm NFT của họ để làm cho chúng trở thành những bộ sưu tập hấp dẫn hơn.

Ví dụ: nhiều dự án hình đại diện NFT phổ biến nhất, như Bored Ape Yacht Club (BAYC) hoặc Azuki, có nguồn cung tokens cố định. Mỗi token cũng có các đặc điểm hiếm được tạo theo thuật toán của riêng nó. Do đó, những người sáng tạo đã thiết kế một mức độ khan hiếm để giúp tăng khả năng thu thập, đặc biệt là đối với các NFT có những đặc điểm hiếm. Các nghệ sĩ khác đã sử dụng các chiến thuật tương tự – chẳng hạn như chỉ tạo ra một NFT của một album – để tăng đáng kể lãi tài chính.

Tính đầu tư

Một số chủ sở hữu NFT ít quan tâm đến việc có một mặt hàng độc quyền để thêm vào bộ sưu tập của họ và quan tâm nhiều hơn đến việc có một tài sản trong tương lai sẽ tăng giá trị. Về mặt này, một số nhà sưu tập coi NFT như một khoản đầu tư – giống như nghệ thuật truyền thống.

Năm 2013, Jeff Koons đã bán tác phẩm điêu khắc Balloon Dog (Orange) của mình tại Christie’s với giá 58 triệu USD. Mike Winkelmann, một nghệ sĩ kỹ thuật số nổi tiếng của Mỹ được biết đến với nghệ danh Beeple, đã bán Everydays: The First 5000 Days của mình tại Christie’s với giá 69 triệu đô la vào tháng 3 năm 2021.

nft3

Tính cộng đồng

Một trong những khía cạnh thú vị nhất của quyền sở hữu NFT là ý thức cộng đồng và sự thân thiết đi kèm với nó. Đối với nhiều nhà sưu tập, việc mua NFT không thực sự là để sở hữu một tệp kỹ thuật số duy nhất hay kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Đó là vấn đề về mặt danh tính.

Nhiều người sáng tạo đã biến các dự án NFT của họ thành các cộng đồng rất sôi nổi. Và bởi vì blockchain cho phép các cá nhân biết được ai đang thu thập NFT của họ, người sáng tạo có thể tạo các dịch vụ độc quyền mà chỉ chủ sở hữu NFT mới có thể truy cập được.

Bored Ape Yacht Club có lẽ là ví dụ điển hình nhất về việc xây dựng cộng đồng liên quan đến một dự án NFT. Đây chỉ là một vài ví dụ nhỏ về những gì chủ sở hữu BAYC NFT nhận được…

  • Sở hữu quyền truy cập kênh discord chỉ dành riêng cho thành viên của câu lạc bộ này.
  • Quyền sử dụng thương mại đối với NFT của họ.
  • Sở hữu hàng hóa độc quyền.
  • Sở hữu vé mời tham dự các cuộc gặp gỡ ảo.
  • Quyền tham gia các sự kiện trực tiếp độc quyền.
  • Quyền tham gia các sự kiện airdrop (phần thưởng airdrop chuyển thẳng vào ví).
  • Quyền bỏ phiếu trong việc phân bổ quỹ, quy tắc quản trị, dự án, quan hệ đối tác… thông qua ApeCoin.

Vậy bạn có nên mua NFT hay không?

NFT liệu có phù hợp với bạn không? Thật sự là một câu hỏi khó trả lời. Điều này phần lớn phụ thuộc vào sở thích cá nhân của bạn và lý do tại sao bạn muốn sở hữu nó.

  • NFT sẽ rất tuyệt nếu bạn muốn hỗ trợ người sáng tạo, quan tâm đến việc sở hữu một phần của thứ gì đó hoặc nhận thấy các khía cạnh hấp dẫn của cộng đồng.
  • Như một khoản đầu tư? NFT rất dễ bay hơi và nhiều rủi ro, thị trường thì mang tính đầu cơ. Nếu bạn hoàn toàn cảm thấy ổn với điều này, thật tuyệt vời! Nhưng hãy cẩn thận, và đừng bao giờ chi tiêu nhiều hơn số tiền mà bạn xác định có thể bị mất.
  • Bất chấp sự phổ biến bùng nổ mà chúng ta đã thấy trong vài năm qua, NFT vẫn đang ở giai đoạn đầu và không bao giờ là quá muộn để bắt đầu.

Lời kết

Bạn có suy nghĩ gì khi đọc bài viết này? Nếu bạn quyết định tham gia vào hệ sinh thái NFTs, well, welcome on board! Hãy comment cho chúng mình cùng biết nhé!

Cùng theo dõi Coinmoi để cập nhật những tin tức thị trường, kiến thức đầu tư cũng như những bài review dự án chất lượng nhé!

(Dịch và Tổng hợp theo nftnow.com).

Tin tức khác

XRP Ledger giảm yêu cầu dự trữ xuống 90%

Mạng lưới XRP Ledger đã bỏ phiếu giảm yêu...
Index